Câu 1
Câu 1 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) sử dụng loại vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Phương pháp giải:
Chú ý cách sử dụng vần trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 2
Câu 2 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài thơ thể hiện tình cảm chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?
A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua
B. Nhớ mẹ vì không thể về thăm mẹ
C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả
D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu 3
Câu 3 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 3, SGK) Liệt kê các từ được sử dụng để diễn tả “mẹ” và “cây” trong bài thơ. Để thể hiện hình ảnh “mẹ” và “cây”, tác giả dùng các phép tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của các phép tu từ đó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ và tìm ra các từ để diễn tả “mẹ” và “cây”. Xác định phép tu từ và nêu rõ tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ dùng để diễn tả “mẹ” và “cây” trong bài thơ:
+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất
+ Cây: thẳng, ngoẵn xanh rợn, cao, gần với trời
- Để thể hiện hình ảnh “mẹ” và “cây”, tác giả sử dụng các phép tu từ:
+ Tương phản đối lập “còng – thẳng, xanh rợn – bạc trắng, cao – thấp, trời – đất” => Tạo ra những hình ảnh tương phản giữa “mẹ” và “cây” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng
+ So sánh “Một miếng cây khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Câu 4
Câu 4 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
a) Từ “cao” và “thấp” có ý nghĩa gì và tác giả sử dụng phép tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của phép tu từ đó là gì?
b) Em hiểu ý nghĩa của câu “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Câu này thuộc loại câu gì và tác dụng của loại câu đó là gì?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Từ “cao” và “thấp” đều có ý nghĩa ngược nhau (từ trái nghĩa). Tác giả sử dụng phép tu từ tương phản (đối lập) qua hai từ này.
=> Tác dụng: cho thấy cây cau ngày càng cao lớn hơn, còn mẹ ngày một già đi và lưng càng cong xuống; đồng thời, thể hiện nỗi xót thương của tác giả khi nhìn thấy mẹ mỗi ngày già đi.
b. Câu “Mẹ thì gần đất!” diễn tả lưng mẹ ngày càng còng xuống, đồng thời cho thấy mẹ đã vào tuổi “gần đất xa trời” (nghĩa là mẹ sắp ra đi). Xét về mục đích, câu này thuộc loại câu cảm, thể hiện nỗi xót thương của tác giả khi nghĩ đến thời điểm mẹ “gần đất xa trời”.
Câu 5
Câu 5 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích, chú ý các câu thơ bày tỏ cảm xúc của người con
Lời giải chi tiết:
- Các từ ngữ, hình ảnh:
+ So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ
+ Hành động và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay / Không cầm được lệ
+ Câu hỏi của người con: Ngảng hỏi giời vậy / - Sao mẹ ta già?
- Tình cảm của người con với mẹ:
+ Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến mẹ già nua “gần đất, xa trời”
+ Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Mặt khác, cảm nhận ngợp tràn, mặt khác chấp nhận sự thật đó
Câu 6
Câu 6 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh để mô tả người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và chọn hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất
Lời giải chi tiết:
Trong số những hình ảnh để khắc hoạ hình tượng người mẹ, hình ảnh “miếng cau khô - khô gầy như mẹ” để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh mẹ gầy gò được so sánh với miếng cau khô gió, thể hiện sự vất vả, hy sinh suốt đời. Tất cả này gợi lên những cảm xúc thân thương, quen thuộc để chúng ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu mẹ, thương cho tuổi già của mẹ.
Câu 7
Câu 7 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần biết trân trọng những ngày chúng ta còn có mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Nêu ý kiến riêng
Lời giải chi tiết:
Đúng vì cuộc sống ngắn ngủi, mẹ không thể ở bên chúng ta mãi mãi. Ngoài ra, mẹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Do đó, cần phải trân trọng những ngày chúng ta còn có mẹ.