Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
Nội dung nào không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích?
A. Là loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc
B. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch
C. Truyện dân gian thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...
D. Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm truyện cổ tích
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.
Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn và tìm các từ theo yêu cầu
Lời giải chi tiết:
- Từ đơn: hồn, bàn, kho, lỗi, bắt.
- Từ phức: lang thang, của cải, vu vạ (từ láy); chằn tinh, đại bàng, báo thù, nhà vua, ăn trộm (từ ghép).
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản Thạch Sanh trong SGK
Lời giải chi tiết:
Thạch Sanh là người thật thà, chất phác; dũng cảm, thông minh, tài trí; nhân hậu, độ lượng…
+ Thật thà, chất phác (tin lời Lí Thông nhiều lần), coi trọng tình nghĩa (bị lừa thế mạng nhưng vẫn giúp Lí Thông cứu công chúa).
+ Dũng cảm, thông minh, tài trí (diệt chằn tinh, đại bàng, những yêu quái có nhiều phép biến hóa; xả thân cứu người bị hại).
+ Lòng nhân đạo, khoan dung (tha cho mẹ con Lí Thông; hòa hiếu và còn thết đãi quân xâm lược thua trận).
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản Thạch Sanh trong SGK
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh:
- Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ → Khẳng định nguồn gốc cao quý của Thạch Sanh.
- Thạch Sanh giết chằn tinh và đại bàng (hai con vật có nhiều phép lạ) → khẳng định tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Thạch Sanh cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung → ước mơ của nhân dân: ở hiền sẽ gặp lành
- Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh → Sức sống dai dẳng của cái ác.
- Niêu cơm thần ăn mãi không hết → ước mơ về cuộc sống no đủ của nhân dân.
- Cây đàn thần giúp Thạch Sanh giải oan, làm cho đất nước hòa bình → tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa
=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 5, SGK) Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.' và 'Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh' cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản Thạch Sanh trong SGK
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.' và 'Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh' thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Em hiểu thế nào là “kết thúc có hậu? Hãy nêu ví dụ về 'kết thúc có hậu' của một vài truyện cổ tích mà em đã đọc.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm, đặc điểm của truyện cổ tích
Lời giải chi tiết:
Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. “Kết thúc có hậu” là những kết thúc tốt đẹp; thiện thắng ác, ngay thẳng thắng gian tà, ở hiền gặp lành,... Ví dụ, kết thúc truyện Thạch Sanh là Thạch Sanh được vua nhường lại ngôi, mẹ con Lí Thông bị sét đánh. Kết thúc truyện Tấm Cám là Tấm được làm hoàng hậu và Cám bị chết,…
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 Bài đọc hiểu: Thạch Sanh, SBT trang 12 Ngữ văn 6 Cánh diều
Trong nghiên cứu văn học, một phân tích về giá trị của truyện Thạch Sanh đề cập đến sự đa dạng và sâu sắc của nhân vật cũng như các tình tiết trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
Nghiên cứu các tài liệu về văn học dân gian
Lời giải chi tiết:
Trong bài phân tích của Hoàng Tiến Tựu, ông nhấn mạnh vào sự phong phú và hoàn chỉnh của nhân vật Thạch Sanh, đồng thời đề cập đến các khía cạnh của truyện như sự đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
Thạch Sanh không chỉ là một nhân vật anh hùng với những chiến công diệt trừ ác thú, mà còn là một biểu tượng của sự công bằng và lòng dũng cảm. Qua việc phác hoạ hình ảnh và tính cách của Thạch Sanh, tác giả đã truyền tải những thông điệp về phẩm chất và tài năng cần thiết cho việc vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Thạch Sanh và các nhân vật khác như Lý Thông và công chúa Quỳnh Nga cũng được xem xét một cách tỉ mỉ, từ đó phản ánh sự phức tạp và đa chiều của xã hội trong câu chuyện.
Phân tích này giúp ta hiểu rõ hơn về giá trị văn học và nhân văn của truyện Thạch Sanh, đồng thời khơi gợi sự quan tâm và suy ngẫm về nghệ thuật và con người trong văn học dân gian Việt Nam.