Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Trong lòng mẹ, SBT trang 22 Ngữ văn 6 Cánh diều
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).
Phương pháp giải:
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).
Lời giải chi tiết:
Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố mất sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt. Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình. Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở. Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Trong lòng mẹ, SBT trang 22 Ngữ văn 6 Cánh diều
Người kể trong đoạn trích là ai? Việc tác giả dùng ngôi kể đó có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Người kể xưng “tôi” – cậu bé Hồng. Tuy nhiên, đây là hồi kí mang tính tự truyện nên hiểu rộng ra, cũng có thể nói người kể ở đây chính là nhà văn Nguyên Hồng.
- Tác dụng: Kể và tả chi tiết các sự kiện, sự việc, có điều kiện đi sâu vào tâm tư tình cảm, suy nghĩ của nhân vật chính. Kể theo ngôi xưng “tôi” cũng làm tăng tính xác thực của hồi kí, thể hiện người kể đã chứng kiến, có tham gia vào sự kiện, sự việc đã kể.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Trong lòng mẹ, SBT trang 22 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ:
- Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ, tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” .
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại… òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
=> Nhân vật Hồng là một cậu bé thiếu thốn tình yêu thương gia đình. Vì phải sống trong một gia đình mà hôn nhân của bố mẹ không có tình yêu, thế nên cậu hiểu được nỗi đau khổ của mẹ mình. Khi thầy mất đi rồi, cậu sống một mình không có gia đình, đành ở tạm với họ hàng. Mặc dù có biết bao nhiêu điều xấu xa họ nói về mẹ nhưng cậu vẫn kiên quyết dành tình yêu, sự cảm thông dành cho người mẹ đáng thương của mình. Sau bao lâu xa cách, cậu khao khát một cái ôm đến da diết. Đó là cái ôm ấm áp, cũng là sự nhớ nhung mong mỏi của hai mẹ con dành cho nhau.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Trong lòng mẹ, SBT trang 22 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 4, SGK) Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, ngôi kể
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí, vì:
- Người kể trong đoạn trích Trong lòng mẹ kể theo ngôi thứ nhất.
- Đoạn trích ghi chép lại những sự việc được quan sát bởi người kể: những lời nói xấu, độc địa của bà cô, khoảnh khắc gặp lại người mẹ – những điều có thực mà tác giả đã trải qua.
- Thời gian câu chuyện diễn ra được xác định: rằm tháng Tám này là giỗ đầu cậu mày;
- Địa điểm gặp gỡ: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường…
- Có sự có mặt của Hồng và bà cô trong cuộc nói chuyện; mẹ và Hồng trong lúc gặp nhau sau bao ngày xa cách.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Trong lòng mẹ, SBT trang 22 Ngữ văn 6 Cánh diều
Hồi kí là câu chuyện riêng của cá nhân người kể, nhưng lại có ý nghĩa chung với mọi người. Theo em, đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ nói lên được điều gì chung cho mọi người?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ là câu chuyện riêng của cá nhân người kể, nhưng lại có ý nghĩa chung với mọi người. Vì nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ, ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ được sống trong vòng tay yêu thương, che chở, bao bọc của mẹ; mặt khác, câu chuyện cũng ghi lại được hiện thực xã hội và cho người đọc biết về quan niệm nặng nề, bất công với người phụ nữ một thời.