Câu 1
Câu 1 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nhận xét điểm giống nhau giữa các đề văn sau đây:
- Từ một số tác phẩm tiêu biểu, suy nghĩ về các biểu hiện của lòng yêu nước.
- Qua truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), bàn về vẻ đẹp của lòng nhân ái.
- Từ các bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương),... học sinh hãy nêu lên những suy nghĩ của cá nhân về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.
- Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã học.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đề và phân biệt
Lời giải chi tiết:
* Điểm giống nhau giữa các đề văn đã nêu là:
- Có chung dạng đề về kiểu bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Các đề đều đã nêu lên vấn đề xã hội trong đó.
- Các tác phẩm dẫn trong đề đều đã học trong phần đọc hiểu của sách Ngữ văn 8, tập một (Bài 1, 2)
- Giống nhau về cách làm bài: đều phải nêu, giới thiệu được vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học; từ đó mới bàn luận về vấn đề ấy trong cuộc sống.
- Các đề này khác nhau ở nội dung vấn đề bàn luận. Mỗi đề có một nội dung vấn đề cụ thể khác nhau:
+ Đề 1: lòng yêu nước
+ Đề 2: lòng nhân ái
+ Đề 3: vai trò của quê hương đối với mỗi con người
+ Đề 4: những thói hư tật xấu cần phê phán.
Câu 2
Câu 2 (trang 51, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Để tóm tắt được ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, học sinh cần lưu ý điều gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào hướng dẫn SGK để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Chú ý nghe kỹ nội dung thuyết trình về một vấn đề mà người nói đã trình bày.
- Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (Đó là vấn đề gì? Nội dung lớn gồm các ý nào?), ý nhỏ (triển khai ý lớn), các bằng chứng, ví dụ minh họa,…
- Tùy theo yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.
- Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ.
Câu 3
Câu 3 (trang 51, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nội dung nói và nghe ở phần thực hành có liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết ở Bài 5? Kỹ năng nào cần chú trọng hơn?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Nội dung nói và nghe ở phần thực hành có yêu cầu là: Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề: Từ các tác phẩm đã học, học sinh hãy phát biểu suy nghĩ về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. Như thế, về nội dung, yêu cầu này có liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết ở Bài 5. Vì các văn bản đọc hiểu trong bài 5 như: Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới đều tập trung nêu lên chủ đề lòng yêu nước và tình yêu Tổ quốc.
- Trong bài này, kỹ năng nghe - ghi là kỹ năng cần chú trọng hơn.
Câu 4
Câu 4 (trang 51, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Trong giờ thực hành nghe - ghi, người nghe thường gặp những vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào hướng dẫn SGK để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Không tập trung nghe
- Không theo dõi được các nội dung chính
- Không biết ghi lại những thông tin quan trọng
- Thái độ nghe thiếu lịch sự.