Đề bài
Trả lời câu hỏi bài tập số 1 phần Viết trong Sách bài tập trang 9 Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức, phần 2
Viết một đoạn văn (tầm 7 - 10 câu) để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bạn về một truyền thuyết đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhớ lại các truyền thuyết đã học và diễn đạt suy nghĩ
Lời giải chi tiết
Gợi ý:
- Lựa chọn truyền thuyết: có thể là tác phẩm đã được học hoặc tác phẩm mà bạn đã đọc và tìm hiểu thêm, chỉ cần đó là tác phẩm mà bạn thực sự yêu thích (nên tham khảo phần Tri thức ngữ văn trong SGK để tự kiểm tra kiến thức về truyền thuyết, tránh chọn nhầm truyện thần thoại hoặc cổ tích, dù ranh giới giữa ba thể loại này thường không rõ ràng)
- Chọn đề tài để viết: có thể viết về chủ đề của tác phẩm hoặc về một nhân vật, một chi tiết, một sự kiện trong tác phẩm. Bạn cũng có thể viết riêng về nghệ thuật kể chuyện của tác giả dân gian thể hiện qua tác phẩm.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của chính mình: cảm xúc, suy nghĩ phải chân thành, không giả tạo.
- Kết cấu của đoạn văn: đề cập tên truyền thuyết; tóm tắt nội dung truyền thuyết; phân tích và trình bày vấn đề đã chọn (cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện qua việc phân tích vấn đề).
Bài làm mẫu:
Em yêu thích câu chuyện Thánh Gióng trước hết vì nó thể hiện tinh thần yêu nước và sự khinh thường đối với kẻ thù của cha ông trong bình minh của lịch sử chống lại quân giặc ngoại xâm. Câu chuyện Thánh Gióng còn cho em thấy sức mạnh của sự đoàn kết, làm rung động lòng người bởi sự thông minh, mưu trí và dũng cảm của chàng trai làng Gióng. Chính Thánh Gióng không hướng tới vinh quang cá nhân nhưng nhân dân mãi không quên công lao của anh hùng cứu nước. Vua đã trọng thưởng cho Thánh Gióng với tước hiệu Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, vào tháng tư, mọi người tổ chức một lễ hội hoành tráng để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với vị anh hùng đã cứu nước.