Câu 1
Câu 1 (trang 18, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thể thất ngôn xen lục ngôn
C. Thể hành
D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ để xác định số tiếng, số dòng thơ để nhận biết thể thơ.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A: Thất ngôn bát cú Đường luật: Bài thơ gồm 8 câu thơ, mỗi câu gồm 7 tiếng.
Câu 2
Câu 2 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Nhận xét nào phù hợp với giá trị biểu hiện của hình ảnh so sánh ở câu thơ đầu tiên (hãy đọc bản dịch nghĩa để hiểu rõ hình ảnh so sánh)?
A. Thể hiện sự ngạc nhiên, khó hiểu của nhân vật trữ tình.
B. Thể hiện sự ngạc nhiên, kính trọng của nhân vật trữ tình.
C. Thể hiện sự khó chịu, bực mình của nhân vật trữ tình.
D. Thể hiện sự phủ nhận, chỉ trích của nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ để chọn nhận xét phù hợp với giá trị biểu hiện của hình ảnh so sánh trong câu thơ đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C. Thể hiện sự khó chịu, bực mình của nhân vật trữ tình - suy nghĩ về niềm vui và nỗi buồn chia ly.
Câu 3
Câu 3 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được mô tả qua chi tiết nào? Phân tích các chi tiết đó để tóm tắt đặc điểm của hình tượng này theo quan điểm của nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ, rút ra những chi tiết mô tả hình tượng người thiếu phụ phương Tây, phân tích cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được mô tả qua các chi tiết: trang phục, cử chỉ, hành động, tư thế,... Khi phân tích các chi tiết để tóm tắt đặc điểm của hình tượng, cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Trang phục (màu trắng như tuyết): màu sắc đặc biệt so với trang phục của phụ nữ phương Đông, nổi bật dưới ánh trăng, toát lên vẻ đẹp thanh khiết.
- Tư thế (tựa vai chồng), cử chỉ, hành động (kéo áo, nói “rì rầm” với chồng, cầm cốc sữa một cách hững hờ, vươn mình đòi chồng đỡ dậy) tạo ra vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung, duyên dáng, sang trọng; đồng thời thể hiện cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ thiếu phương Tây yêu chồng và được chồng yêu thương.
Câu 4
Câu 4 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ, đưa ra những yếu tố tự sự trong bài thơ và phân tích cụ thể về tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ được viết theo thể hành, một hình thức thông dụng của thơ cổ thể (ra đời ở Trung Quốc, trước thơ Đường luật), không hạn định về độ dài, chỉ cần có vần điệu mà không cần tuân theo niêm luật. Bài thơ viết theo thể hành thường có các yếu tố tự sự. Ở Dương phụ hành, các yếu tố tự sự có tác dụng làm nền cho hình tượng người thiếu phụ phương Tây và khơi gợi cảm xúc, suy ngẫm của nhân vật trữ tình:
+ Bối cảnh thời gian, không gian: đêm trăng, biển cả mênh mông, con tàu lênh đênh trên biển - như một “sân khấu”, làm nền cho hai nhân vật (vợ chồng người thiếu phụ phương Tây) nổi bật lên; đồng thời gợi “điểm nhìn” của nhân vật trữ tình.
+ Nhân vật: người thiếu phụ phương Tây (được miêu tả bằng nhiều chi tiết, được đặt ở vị trí “trung tâm” của bức tranh cuộc sống); người chồng và “người Nam đang trong cảnh biệt li” được phác hoạ hoặc gợi ra qua mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình.
+ Sự việc: người thiếu phụ phương Tây ngồi tựa vào vai chồng ngắm trăng, thấy thuyền người Nam có đèn sáng thì kéo áo chồng nói chuyện, không chịu được gió lạnh ban đêm nên vươn mình đòi chồng đỡ dậy. Cách kể, tả sự việc góp phần bộc lộ tình cảm, tư tưởng của nhà thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 5
Câu 5 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Câu kết của bài thơ gợi cảnh ngộ và nỗi niềm tâm sự gì của nhân vật trữ tình?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ, chú ý vào câu kết, rút ra cảnh ngộ và nỗi niềm tâm sự của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
- Câu kết của bài thơ vừa gợi cảnh ngộ vừa bộc lộ nỗi niềm tâm sự của nhân vật trữ tình.
+ Cảnh ngộ: Nhân vật trữ tình là một người “đang trong cảnh biệt li” - xa cách gia đình, xa quê hương, xứ sở; một mình trong đêm trăng, giữa biển cả mênh mông.
+ Nỗi niềm tâm sự: có nỗi cô đơn, nỗi nhớ thương gia đình và quê hương; có niềm khát khao hạnh phúc; có cả sự đồng cảm, trân trọng dành cho người phụ nữ xa lạ được chồng yêu chiều, cho đôi vợ chồng được sum vầy bên nhau,...
Câu 6
Câu 6 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu nhận xét về những điểm độc đáo trong tư tưởng, tình cảm được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ, nhận xét về những điểm độc đáo trong tư tưởng tình cảm.
Lời giải chi tiết:
* Điểm độc đáo:
- Cao Bá Quát là một nhà nho phương Đông vốn quen với mẫu hình “lí tưởng” của người phụ nữ theo chuẩn mực Nho giáo: cử chỉ, phong thái đoan trang, cách thể hiện tình cảm kín đáo, ý nhị; luôn giữ vị thế “nâng khăn sửa túi” và cư xử lễ phép, khiêm nhường trong mối quan hệ với người chồng. Nhưng khi diễn tả hình ảnh thiếu phụ phương Tây với những cử chỉ phong thái trái ngược lại không hề có chút kì thị hay khắt khe, bảo thủ mà cho thấy cái nhìn khách quan, tinh thần cởi mở, tôn trọng.
- Là một nhà thơ, một nghệ sĩ, tác giả thể hiện tư tưởng nhân văn độc đáo, sâu sắc và tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở. Tư tưởng, tình cảm ấy toát lên từ cách cảm nhận và tái hiện hình tượng người thiếu phụ phương Tây (mới lạ, thậm chí xa lạ mà vẫn đẹp đẽ, đáng yêu); từ nỗi niềm tâm sự được gửi gắm trong câu thơ kết.
Câu 7
Câu 7 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm ba từ Hán Việt có cùng một thành tố với các từ Hán Việt sau: thiếu phụ, minh nguyệt, biệt ly; đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ, gợi nhớ về kiến thức từ Hán Việt để tìm ra và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Ba từ Hán Việt và đặt câu:
+ Thiếu phụ: Phụ nữ - Cô ấy là một người phụ nữ vừa mang nét đẹp truyền thống nhưng cũng rất hiện đại.
+ Minh nguyệt: Bình minh – Bình minh trên vùng biển này thật tuyệt vời.
+ Biệt ly: Tạm biệt – Hết ngày hôm nay, tôi phải nói lời tạm biệt với những người bạn thân quen để đến với một nơi ở mới cùng với những người bạn mới.