Đọc lại đoạn văn Cà Mau quê hương trong SGK Ngữ văn 11, tập 2 (tr. 45-50) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập 2):
Những câu nào trong phần đầu của đoạn văn được tác giả sử dụng để giải thích hành động “đi chơi” khi đến với Mũi Cà Mau? Bạn hiểu thế nào về những điều được tác giả giải thích?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại đoạn văn để chỉ ra giải thích về hành động khi đến với Mũi Cà Mau. Từ đó, đưa ra cách hiểu cá nhân về những điều tác giả giải thích.
Lời giải chi tiết:
Ở phần đầu của đoạn văn, hành động “đi chơi” được tác giả giải thích: “Đi chơi, thực ra nói vậy cũng là để đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ tự bao giờ, đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng thuở xa lắc. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau”. -> Có thể hiểu những điều tác giả giải thích như sau: Đi chơi để “đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ” có nghĩa đi chơi để làm mới cảm xúc của mình; đi chơi để “đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng xa lắc” có nghĩa là đi chơi để các giác quan được tiếp xúc với những gì tươi mới của cuộc sống;“Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau. có nghĩa tác giả xác định từ đầu là đi chơi để khi đến với Cà Mau, tâm hồn được thoải mái, tự do, không bị thúc ép bởi mục đích cụ thể nào cả.
Câu 2
Câu 2 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập 2):
Tác giả đã nhận ra điều gì về sự khác biệt giữa các đoạn văn viết về Mũi Cà Mau của các tác giả như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu ngày xưa so với các đoạn văn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư hiện nay?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn văn để chỉ ra sự khác biệt giữa các đoạn văn viết về Mũi Cà Mau.
Lời giải chi tiết:
- Đến với Mũi Cà Mau, tác giả chợt nhớ đến một số tác giả như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu. Dùng thuật ngữ của tin học, tác giả xem kí ức đó là những cái phai “nặng” và “chậm”, có nghĩa giờ đây đọc lại, người đọc dễ có cảm giác nặng nề, bởi đó là những đoạn văn về cuộc sống trong chiến tranh,“ngổn ngang xác giặc, hầm chông loang máu sình lầy, là những đoàn người tranh đấu, máu và nước mắt của bà má Năm Căn”,...
- Từ đó, tác giả liên hệ ngay đến Nguyễn Ngọc Tư, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học đương đại, đang sống và viết ở mảnh đất Cà Mau. Dẫn ra một đoạn văn tươi tắn, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, có chút hài hước của “cô Tư, tác giả thú nhận: “Tới bây giờ tôi ưa những dòng này” hơn.