Trả lời câu hỏi bài tập 5 SBT trang 13 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2
Đọc lại đoạn văn Thạch Sanh (từ Bấy giờ trong vùng đến ở nhà lo liệu) trong SGK (tr. 26 - 27) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua những yếu tố nào ở đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn Thạch Sanh (từ Bấy giờ trong vùng đến ở nhà lo liệu) trong SGK (tr. 26 - 27)
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của truyện cố tích thế hiện qua những yếu tố sau đây ở đoạn trích:
- Thời gian không xác định: bấy giờ, năm ấy,....
- Không gian không xác định: trong vùng
- Con vật có tính chất kì ảo: trăn tinh bị Thạch Sanh xé đôi xác, hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng.
- Nhân vật chia ra hai loại thiện - ác rõ ràng (Thạch Sanh thật thà, tin người; Lý Thông thâm độc, xảo trá).
Câu 2
Vì sao Thạch Sanh dễ dàng nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn Thạch Sanh (từ Bấy giờ trong vùng đến ở nhà lo liệu) trong SGK (tr. 26 - 27)
Lời giải chi tiết:
Thạch Sanh dễ dàng nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông là vì:
- Khi đã nhận Lý Thông làm anh kết nghĩa, Thạch Sanh không bao giờ chối từ việc anh nhờ.
- Thạch Sanh không hề biết lên miếu là để nộp mạng cho trăn tinh ăn thịt.
Câu 3
Sự tàn ác của Lý Thông hiện diện qua những chi tiết nào trong đoạn trích?
Phương thức giải:
Đọc lại đoạn văn Thạch Sanh (từ Bấy giờ trong vùng đến ở nhà lo liệu) trong SGK (tr. 26 - 27)
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, sự tàn ác của Lý Thông hiện diện qua những chi tiết:
- Thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh, Lý Thông nảy ra ý nghĩ đưa Thạch Sanh về ở cùng để lợi dụng, bèn gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em.
- Lý Thông nói dối nhờ Thạch Sanh đi canh miếu hộ, nhưng thực ra lừa chàng lên đó nộp mạng cho trăn tinh thay mình.
- Thấy Thạch Sanh đưa đầu trăn tinh về, Lý Thông nói dối buộc chàng phải trốn đi để hắn cướp công.
Câu 4
Giải nghĩa từ cất trong hai câu sau, từ đó cho biết nhờ đâu ta xác định được nghĩa của từ cất ở từng trường hợp:
a. Đêm nay anh đến phiên đi canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh một đêm, đến sáng lại về.
b. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.
Phương thức giải:
Vận dụng kiến thức về đồng âm khác nghĩa để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Ở câu a, cất có nghĩa là nấu (ở đây là nấu rượu).
- Ở câu b, cất có nghĩa là âm thanh bắt đầu xuất hiện (ở đây là tiếng đàn), có thể nghe được bằng tai. Cất ở câu b cũng giống như vang, nổi. Có thể thay cất lên bằng vang lên, nổi lên. Khi được sử dụng trong câu, từ mới có nghĩa cụ thể. Do đó, muốn xác định đúng nghĩa của từ, phải dựa vào câu.