Đọc lại đoạn văn “Thân thiện với môi trường' (từ Bạn có cảm thấy yên tâm đến sống giảm rác từng chút một) trong sách giáo khoa (trang 100) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nêu tổng quan ý tác giả muốn truyền đạt trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Chỉ ra ý tác giả muốn truyền đạt trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Ý tác giả muốn truyền đạt trong đoạn trích là sự thay đổi của khái niệm “Thân thiện với môi trường”.
Câu 2
Em hiểu như thế nào về quan điểm sau của tác giả:“Không có gì thực sự thân thiện với môi trường nếu nó không phải là một chu trình tự nhiên tạo ra.'?
Phương pháp giải:
Diễn đạt cách hiểu của mình về quan điểm được tác giả đưa ra: “Không có gì thực sự thân thiện với môi trường nếu không phải là một chu trình tự nhiên tạo ra”
Lời giải chi tiết:
Quan điểm của tác giả ý rằng mọi hoạt động của con người nhằm tạo ra sự thân thiện với môi trường đều có những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên. Chỉ có chu trình tự nhiên mới thực sự là thân thiện và không gây hại cho môi trường.
Câu 3
Có vẻ như tác giả muốn chúng ta trở thành người tiêu dùng có trách nhiệm và thông minh. Em có thể rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích?
Phương pháp giải:
Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc xong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Bài học mà em có thể rút ra cho bản thân sau khi đọc xong đoạn trích là cần phải biết bảo vệ môi trường, trở thành người tiêu dùng thông minh lựa chọn các sản phẩm thân thiện với tự nhiên để không gây hại cho môi trường.
Câu 4
Em đánh giá thế nào về tác dụng của các câu hỏi mang màu sắc chất vấn trong câu văn đầu tiên của đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đánh giá về tác dụng của các câu hỏi mang màu sắc chất vấn được tác giả sử dụng trong bài
Lời giải chi tiết:
Các câu hỏi mang màu sắc chất vấn được tác giả sử dụng trong bài có tác dụng kích thích sự tò mò và suy ngẫm của người đọc về các vấn đề liên quan đến môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 5
Giải thích ý nghĩa của các yếu tố tái, chế, chất, liệu trong các từ tái chế, chất liệu và tìm thêm một số từ có một trong những yếu tố đó.
Phương pháp giải:
Giải thích ý nghĩa của các yếu tố tái, chế, chất, liệu trong các từ tái chế, chất liệu và tìm thêm một số từ có một trong những yếu tố đó.
Lời giải chi tiết:
+ Tái: yếu tố đặt trước để tạo thành động từ, có nghĩa là “một lần nữa”, ví dụ: tái sử dụng, tái chế, tái xuất hiện,...
+ Chế: yếu tố đặt trước để tạo thành động từ, có nghĩa “tạo ra một sản phẩm mới”, ví dụ: chế biến, chế tạo,...
+ Chất: vật liệu tồn tại ở dạng cụ thể và là thành phần cấu tạo của các vật, ví dụ: chất rắn, chất lỏng,...
+ Liệu: cách tiếp cận để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ: liệu pháp, liệu pháp học,...