Trả lời câu hỏi bài tập số 7 SBT trang 7,8 Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức, tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hoặc hành hiếp một đứa bé, thì đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia phải đứng yên ngay.
Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi… Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa… Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. […] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì học sinh này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tặt yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ dùng hết sức mình để che chở cho bạn: chỉ cần nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 – 42)
Câu 1
Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với Ga-ro-nê?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích trong SGK và nhận xét về tình cảm của “tôi” dành cho Ga – ro – nê. Từ đó tìm ra những chi tiết chứng minh cho điều này
Lời giải chi tiết:
- Tình cảm của “tôi” dành cho Ga – ro – nê là sự yêu quý, trân trọng
- Những chi tiết cho thấy điều đó:
+ “Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê.”
+ “Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu.”
+ “Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!”
+ “Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình.”
Câu 2
Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích trong SGK, nhận xét về thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo với Ga-ro-nê
Lời giải chi tiết:
+ Thầy giáo rất yêu quý Ga-ro-nê, đối xử với cậu bằng thái độ hiền từ, yêu mến
+ Các bạn trong lớp đều có thiện cảm và yêu mến, quý trọng Ga-ro-nê
Câu 3
Nhận định của tôi về nhân vật Ga-ro-nê là một cậu bé dũng cảm, luôn sẵn lòng bảo vệ những người yếu thế và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Tôi rất khâm phục tinh thần và lòng nhân ái của cậu ấy.
Phương pháp giải:
+ Thầy giáo rất yêu quý Ga-ro-nê, đối xử với cậu bằng thái độ hiền từ, yêu mến
+ Các bạn trong lớp đều có thiện cảm và yêu mến, quý trọng Ga-ro-nê
Lời giải chi tiết:
Ga-ro-nê là một cậu bé dũng cảm, dám đứng lên bảo vệ những người yếu thế hơn mình. Hơn nữa, cậu còn là một người khỏe mạnh và tốt bụng, biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh
Câu 4
Nhân vật văn học mà tôi nghĩ có tính cách giống với Ga-ro-nê trong đoạn trích là Dế Mèn trong truyện “Dế Mèn phưu lưu kí” của Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật dũng cảm, luôn sẵn lòng bảo vệ những người yếu thế và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Tương tự như Ga-ro-nê, Dế Mèn là một tấm gương sáng cho lòng nhân ái và lòng dũng cảm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức văn học của bản thân, liên hệ với những tác phẩm văn học khác mà mình biết để tìm ra nhân vật có tính cách giống như Ga-ro-nê. Từ đó viết một đoạn văn ngắn để giới thiệu về nhân vật đó.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật có tính cách giống như Ga-ro-nê mà tôi có thể liên tưởng tới là nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật có thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Ban đầu, cậu ỷ vào sức mạnh của bản thân mà bắt nạt kẻ khác. Nhưng sau đó, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm và sửa đổi. Cậu đã dùng sức mạnh của mình để bảo vệ những người yếu thế hơn mình. Có lần, Dế Mèn đã đứng ra bảo vệ và giải nguy cho chị Nhà Trò trước sự vây bắt của bọn Nhện. Nhờ có Dế Mèn cứu giúp mà chị Nhà Trò nhỏ bé, yếu ớt may mắn thoát nạn. Như vậy, Dế Mèn chính là một nhân vật văn học để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc, đặc biệt là với thiếu nhi
Câu 5
So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ
a.
- Chủ nhật, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở
- Chủ nhật tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở
b.
- Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của mẹ
- Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ
c.
- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê!
- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu đưa ra trong sách BT, sau đó so sánh sự khác biệt giữa hai câu và đưa ra nhận xét của bản thân về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ
Lời giải chi tiết:
a.Chủ Nhật, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. (1)
- Chủ Nhật tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. (2)
- So sánh: Trạng ngữ trong câu (1) ngắn hơn trạng ngữ ở câu (2)
- Nhận xét: Trạng ngữ trong câu (2) đưa ra thông tin cụ thể hơn trạng ngữ ở câu (1), giúp người đọc biết được rằng thời gian được nhắc đến trong câu là thời gian đã xảy ra trước đó
b. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của mẹ. (3)
- Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. (4)
- So sánh: Thành phần chính trong câu (3) ngắn hơn thành phần chính ở câu (4)
- Nhận xét: Thành phần chính trong câu (4) đưa ra thông tin cụ thể hơn thành phần chính ở câu (3), giúp người đọc biết được đặc điểm của bức thư mà Ga-ro-nê viết để mừng sinh nhật mẹ.
c. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê! (5)
- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! (6)
- So sánh: Thành phần chính trong câu (5) ngắn hơn thành phần chính ở câu (6)
- Nhận xét: Thành phần chính trong câu (6) đưa ra thông tin cụ thể hơn thành phần chính ở câu (5), giúp người đọc biết được tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho Ga-ro-nê là sự yêu mến rất nhiều