Câu 1
Câu 1 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định từ ngữ đối và kiểu đối trong các ngữ liệu sau:
a. Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm
(Lưu Quý Kì)
b. Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
(Nguyễn Du)
c. Đứng một ngày đất lạ hóa thành quen
Đứng một đời em đất quen thành lạ
(Vũ Quần Phương)
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức được học về đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của từ ngữ đối và kiểu đối để hoàn thiện bài tập
Lời giải chi tiết:
a. Từ ngữ đối: bướm – tằm. Kiểu đối: tiểu đối (cùng hàng).
b. Từ ngữ đối: trong – đục. Kiểu đối: trường đối (khác hàng).
c. Từ ngữ đối: quen – lạ. Kiểu đối: tiểu đối (cùng hàng).
Câu 2
Câu 2 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một)
Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào những dấu hiệu nhận biết, đặc điểm nổi bật của biện pháp nối để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều lần biện pháp tu từ đối để khắc hoạ, miêu tả hay nhất về chân dung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Các dạng đối có trong khổ thơ này là:
– Tiểu đối (đối trên một dòng thơ):
+ chị – em (“Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”);
+ mỗi người – mười phân, một vẻ – vẹn mười (‘Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”);
+ đầy đặn – nở nang (“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”);
+ cười – thốt (“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”);
+ thua – nhường (“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da);
+ ghen – hờn (“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”).
– Trường đối (đối trên những dòng thơ khác nhau):
trang trọng khác vời – sắc sảo, mặn mà (“Vân xem trang trọng khác vời”, “Kiều càng sắc sảo mặn mà”).
Bằng biện pháp đối, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung về hai chị em Thuy Vân, Thuý Kiều “đẹp nghiêng nước nghiêng thành”, một chín một mười, một người một vẻ cả về ngoại hình lẫn tính cách, trong đó, Thuý Kiều luôn được miêu tả “So bề tài sắc lại là phần hơn” so với Thuý Vân.
Câu 3
Câu 3 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Phương pháp giải:
Cần tìm và phân tích được biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn đã dẫn. Đồng thời chỉ ra sự khác biệt của phép đối được sử dụng trong thơ và văn xuôi có gì khác biệt và tương đồng hay không. Từ đó, hoàn thành bài tập này theo hai bước: tìm phép đối và phân tích tác dụng của phép đối trong các ngữ liệu.
Lời giải chi tiết:
a.
– Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: nồng nàn yêu nước – làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn đối lập với: mọi sự hiểm nguy, khó khăn; lũ bán nước – lũ cướp nước.
→ Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng sự đối xứng tương đồng hoặc tương phản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc hoạ được truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, trải qua mọi biến động của lịch sử, lòng yêu nước ấy vẫn mãi mãi trường tồn.
b.
– Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: tác giả đã sử dụng các cặp từ ngữ đối xứng nhau rất dễ nhận thấy thông qua cấu trúc đối nghịch “X mà Y” trong tiếng Việt: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng.
→Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng cách tạo ra những sự đối lập cân xứng, hài hoà, uyển chuyển, tác giả đã vẽ nên một Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với hàng ngàn năm lịch sử luôn có nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần.
c.
– Biện pháp đối được dùng trong đoạn trích: Tác giả đã sử dụng các cặp từ ngữ đối lập nhau: sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển; gắn kết với thế giới – tan biến vào thế giới.
→ Tác dụng tu từ của biện pháp đối: Bằng cách tạo ra những sự đối lập, tác giả đã nhấn mạnh được vai trò của việc gắn kết chứ không tan biến với toàn cầu hoá khi hội nhập.
Câu 4
Câu 4 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết sau đây:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Phương pháp giải:
Cần phải viết đoạn văn để giới thiệu và phân tích cái hay của một câu đối Tết quen thuộc sao cho dung lượng khoảng 6-8 dòng; phải phân tích được cái hay của một câu đối Tết như từ ngữ đối đã chỉnh chưa, bằng trắc, vần điệu đã hài hòa chưa, chủ đề đã phù hợp và có tính văn hóa chưa
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tham khảo:
Câu đối Tết 'Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh' tạo ra sự hài hòa và cân đối thông qua việc sắp xếp các nguyên tố tượng trưng cho ngày Tết một cách khéo léo. Biện pháp đối trong câu đối này đặt trước mắt người đọc hình ảnh ngay từ những món ăn truyền thống của ngày Tết. Thịt mỡ dưa hành và bánh chưng xanh là những biểu tượng tượng trưng cho sự phong phú, sung túc và đầy đủ trong cuộc sống. Cây nêu và tràng pháo thể hiện tinh thần phấn khích, vui vẻ của ngày Tết. Sự đan xen giữa các hình ảnh đỏ và xanh, tượng trưng cho sự may mắn và tươi vui, tạo nên một hình ảnh sống động, màu sắc. Biện pháp đối trong câu đối này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tinh tế và khéo léo trong việc kết hợp những yếu tố văn hóa truyền thống của ngày Tết. Từng từ được sắp xếp một cách có chọn lọc để đem lại một hình ảnh chung toàn diện về ngày Tết, gợi lên sự phấn khích và ấm cúng của gia đình trong dịp này.