Việc thay đổi các thành phần câu có tác dụng Chúng ta viết câu có nhiều ngôn từ nhằm Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu
Câu 1
Việc thay đổi các thành phần câu có tác dụng:
a. Giúp cho nghĩa của câu rõ ràng hơn.
b. Giúp cho câu được mở rộng nội dung kể, tả
c. Giúp nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu
d. Giúp câu ngắn gọn hơn
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
Đáp án c
Câu 2
Chúng ta viết câu có nhiều ngôn từ nhằm:
a. Giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn
b. Giúp cho nội dung câu phong phú hơn
c. Giúp cho người viết trình bày rõ ý của mình hơn
d. Giúp cho câu văn hay hơn
Phương pháp giải:
Đọc kỹ và trả lời
Lời giải chi tiết:
Đáp án a
Câu 3
Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:
Tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu của bé Su dành cho em gấu bông đi lạc
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và viết lại câu văn
Lời giải chi tiết:
Có thể viết lại câu văn nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu đã cho như sau:
'Tấm lòng nhân hậu của bé Su dành cho em gấu bông đi lạc
Câu 4
Đọc đoạn văn sau:
Em Su dường như không chú ý điều đó. Em ôm chặt con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sảng tự tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc vui đến như thế. Cô bé cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi...
a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ: 'Cô bé cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi'
- Chủ ngữ: Cô bé
- Vị ngữ 1: cẩn thận giặt con gấu
- Vị ngữ 2: cẩn thận nhờ chị sấy khô
- Vị ngữ 3: và ẵm bồng, hôn hít em mãi
b. Việc sử dụng cấu trúc câu có nhiều thành phần vị ngữ mở rộng nội dung kể, mô tả lại những hành động chăm sóc, yêu thương mà em Su dành cho em gấu đi lạc, sau khi mang em về nhà
Câu 5
Đọc đoạn văn sau:
Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai phát hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em càng phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.
Tìm trong đoạn những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép, xác định nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý tác giả của các từ đó bằng cách điền thông tin vào bảng sau:
Từ ngữ trong dấu ngoặc kép |
Nghĩa thông thường |
Nghĩa theo dụng ý của tác giả |
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ trong dấu ngoặc kép |
Nghĩa thông thường |
Nghĩa theo dụng ý của tác giả |
Cứu tinh |
Ngôi sao cứu mạng, dùng để chỉ người giúp mình thoát khỏi cảnh nguy khốn |
Người cứu giúp em gấu bông đi lạc |
Vệ sĩ |
Người chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ nhân vật quan trọng |
Người bảo vệ cho em gấu bông đi lạc |
Câu 6
Đọc đoạn văn sau:
Cả hai phá ra cười. Hình như em gấu nhỏ cũng vừa nhảy mắt tỉnh nghịch cười hòa theo. Em Su quả quyết với chị Hai rằng, vẻ mặt em gấu hôm nay đã vui hơn rất nhiều so với hôm qua. Trời đất ơi, hôm qua nhìn em ướt lướt thướt sao mà thấy thương.
a. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn đó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là nhân hoá
b. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn: giúp hình ảnh em gấu bông trở nên sinh động, có tình cảm như con người