Từ “cẩm nang” có phải là thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Có phải tất cả các từ ngữ được chú thích trong một văn bản đều là thuật ngữ không? Vì sao?
Câu 1
Từ “cẩm nang” có phải là thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần tri thức Ngữ Văn trong SGK
Lời giải chi tiết:
Từ “cẩm nang” vốn có nghĩa gốc là “túi gấm chứa lời khuyên bí ẩn, cách giải quyết một việc khó”. Trong văn bản đọc, “cẩm nang” được dùng với nghĩa chuyển “sách ghi tóm tắt những điều hướng dẫn cần thiết”. Từ “cẩm nang” với nghĩa chuyển này thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống (cẩm nang mua sắm, cẩm nang phòng chồng Covid-19, cẩm nang sức khoẻ, cẩm nang du lịch,...). Vì vậy, đây không phải là thuật ngữ khoa học.
Câu 2
Có phải tất cả các từ ngữ được chú thích trong một văn bản đều là thuật ngữ không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào thực hành Tiếng việt trong SGK và những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong một văn bản, kể cả văn bản thông tin, các từ lạ, khó hiểu đổi với người đọc đều cần cước chú. Thuật ngữ khoa học là một trong các loại từ ngữ đó. Tuy vậy, nếu là thuật ngữ đã quen thuộc với người đọc không nhất thiết phải chú thích.
Câu 3
Trong văn bản trên, ngoài từ “cẩm nang”, thuật ngữ cần được chú thích đã được đánh đầu bằng số thứ tự và đặt ở chân trang. Em hãy tra cứu từ điển hoặc các tài liệu tin cậy để chú thích các thuật ngữ đó theo mẫu bảng dưới đây:
TT |
Thuật ngữ |
Chú thích |
1 |
Thiết bị |
tổng thể nói chung các máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Ví dụ: thiết bị của phòng thí nghiệm, mua sắm thiết bị,... |
2 |
||
3 |
||
… |
Phương pháp giải:
Thuật ngữ được chú thích dược đánh dấu bằng số thứ tự và đặt ở chân trang. Tra từ điển để chú thích các thuật ngữ đó
Lời giải chi tiết:
TT |
Thuật ngữ |
Chú thích |
1 |
Thiết bị |
tổng thể nói chung các máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Ví dụ: thiết bị của phòng thí nghiệm, mua sắm thiết bị,... |
2 |
Dây pha |
(còn gọi dây nóng) là loại dây có chứa dòng điện xoay chiều, phân biệt với dây trung tính. Dây pha gồm: dây điện 1 pha, dây điện 2 pha và dây điện 3 pha. |
3 |
Dây trung tính |
(có ký hiệu: N, còn được gọi đây nguội, dây mát) là loại dây không có điện, tức dòng điện = 0; giúp cân bằng pha trong mạch điện 3 pha, đồng thời giúp giữ kín mạch điện trong dòng điện 1 pha. |
4 |
Cầu dao |
bộ phận đóng, ngắt mạch điện. |
5 |
Cầu chì |
bộ phận bảo vệ trong mạch điện, gồm phần chính là một dây kim loại dễ nóng chảy (thường là dây chì) để tự động cắt mạch điện khi dòng điện tăng lên quá mức quy định. |
6 |
Phích cắm |
(còn gọi phích điện, phích), dụng cụ để cắm vào ổ cắm nối dòng điện với đồ dùng điện. |
7 |
Ổ cắm |
bộ phận để cắm phích điện. |
8 |
Át-tô-mát (Aptomat) |
(còn gọi thiết bị đóng cắt tự động hay cầu dao tự động, tiếng Anh viết tắt là CB, viết tắt từ Circuit Breaker) là thiết bị có chức năng tự động ngắt mạch điện khi dòng điện bị quá tải hoặc ngắn mạch. |
Câu 4
Nêu tác dụng của việc sử dụng các thuật ngữ trong văn bản trên.
Phương pháp giải:
Xem lại tác dụng của thuật ngữ trong SGK và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của thuật ngữ là thực hiện các chức năng của nó: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm được biểu thị chỉ bằng một thuật ngữ. Nhờ nguyên tắc này, các bộ phận, thiết bị liên quan đến điện và việc sử dụng điện sinh hoạt trong văn bản được gọi tên và mô tả chính xác; tránh mơ hồ, nhầm lẫn.
Câu 5
Theo em, về quy cách, các tài liệu tham khảo liệt kê ở cuối văn bản trên đã nêu đủ các thông tin cần thiết và đã được sắp xếp đúng quy cách chưa? Việc nêu tài liệu tham khảo ở bài viết này nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Xem lại bài học và nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Quy cách sắp xếp theo thứ tự trước sau các đơn vị tài liệu trong một danh mục tham khảo (quy cách: sắp xếp theo thứ tự A, B, C.... tên tác giả tài liệu);
- Quy định về các loại thông tin chi tiết liên quan đến từng đơn vị tham khảo khi được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin (quy định: mỗi tài liệu tham khảo phải có đủ 4 loại thông tin chi tiết, thường ghi lần lượt theo thứ tự: tên tác giả, tên tài liệu, tên nhà xuất bản, năm xuất bản).
Câu 6
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nói về sự cần thiết phải tìm hiểu và thực hiện luật lệ giao thông hoặc nội quy nơi công cộng, trong đó có sử dụng thuật ngữ.
Phương pháp giải:
Xác định rõ yêu cầu của bài, phác thảo một số định hướng hoặc bố cục cho đoạn văn
Lời giải chi tiết:
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thực thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.