Xác định thể loại hoặc loại văn bản trong bảng dưới đây để phù hợp với các văn bản đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 8, tập 2
Câu 1
Câu 1 (trang 55, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Xác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 8, tập hai:
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
STT |
Tên văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
|||
Truyện |
Thơ |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
||
1 |
Lão Hạc |
x |
|
|
|
2 |
Xa ngắm thác núi Lư |
|
x |
|
|
3 |
Cố hương |
x |
|
|
|
4 |
Cảnh khuya |
|
x |
|
|
5 |
Quang Trung đại phá quân Thanh |
x |
|
|
|
6 |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” |
|
|
x |
|
7 |
Qua Đèo Ngang |
|
x |
|
|
8 |
Trong mắt trẻ |
x |
|
|
|
9 |
Vịnh khoa thi Hương |
|
x |
|
|
10 |
Bên bờ Thiên Mạc |
x |
|
|
|
11 |
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) |
|
|
x |
|
12 |
Đánh nhau với cối xay gió |
x |
|
|
|
13 |
Người thầy đầu tiên |
x |
|
|
|
14 |
Mời trầu |
|
x |
|
|
15 |
Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” |
|
|
x |
|
16 |
Tập truyện “Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh |
|
|
|
x |
17 |
Tức nước vỡ bờ |
x |
|
|
|
18 |
Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ |
|
|
|
x |
19 |
“Hoàng từ bé”-một cuốn sách diệu kì |
|
|
x |
|
20 |
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng”-tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi |
|
|
|
x |
21 |
Bộ phim “Người cha và con gái” |
|
|
|
x |
Câu 2
Câu 2 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nếu số thứ tự văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện lịch sử |
5 |
Tiểu thuyết |
12 |
Thơ Đường luật |
2,4,7,9,14 |
Truyện |
1, 3, 8, 13, 17 |
Văn bản nghị luận văn học |
6, 11, 15, 19 |
Văn bản thông tin |
16, 18, 20, 21 |
Câu 3
Câu 3 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 2, SGK) Nêu nội dung chính của các văn bản truyện đã học trong Bài 6; từ đó, nhận xét và phân tích ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong các văn bản này.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Ý nghĩa nhân văn |
Lão Hạc |
Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người. |
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng. |
Trong mắt trẻ |
Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. |
Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương. |
Người thầy đầu tiên |
Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. |
'Người thầy đầu tiên' gieo niềm tin về nhân cách, nghị lực. |
Câu 4
Câu 4 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 3, SGK) Các đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật là gì? Chỉ ra và đánh giá một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7.
Cách giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
- Các đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật:
+Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).
+Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). Hai câu đề có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập. Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý của đề bài được đưa ra ở hai câu đề. Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên. Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ; có khi hai câu kết còn gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp.
+Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp. Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ. Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ. Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh. Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.
+Niêm có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: Ở bài bát cú thì âm tiết (chữ) thứ hai của các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng thanh (niêm) với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 và 4, 2 và 3. – Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu mang thanh trắc thì là luật trắc.
+Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.
+Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).
+Đối: Trong thơ Đường luật, ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa; ví dụ: chữ vần bằng đối với chữ vần trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,...
- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7
+ Mời trầu
Cái tôi của Xuân Hương là cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lý do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ Mời trầu. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội. Bà chạnh lòng với những cảnh ngộ trớ trêu, không như ý, thậm chí đắng cay, chua chát, bà khát khao hạnh phúc.
+ Vịnh khoa thi Hương
Bài thơ có 8 câu thì 6 câu đầu đều thể hiện sự trào phúng của tác giả. Việc thi cử ngày xưa vốn là việc hệ trọng của triều đình nhằm kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan phò vua, giúp nước. Nhưng trong bài thơ, việc này đã thuộc về “nhà nước', tức thực dân Pháp xâm lược. Việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán và theo lệ cũ “ba năm mở một khoa song đã cuối mùa. Và, kẻ chủ xướng là “nhà nước” - là chính phủ bảo hộ. Hai từ “nhà nước' đứng ở ngay đầu bài thơ như một lời mỉa mai về sự thoái vị của triều đình phong kiến trong việc tổ chức thi cử. Đồng thời cũng là lời thông báo về tính chất trào phúng của bài thơ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp, nhốn nháo của kỳ thi “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.
Câu 5
Câu 5 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:
a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có điểm tương đồng nhau?
b) Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và những lưu ý cần chú ý khi đọc hiểu những truyện này.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
- Quang Trung đại phá quân Thanh: Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc. Quang Trung đã rút ra kết luận rồi bắt đầu lên kế hoạch cho từng bước chiến đấu của quân ta. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn với toàn thể quân và đan rằng sẽ lấy lại thành Thăng Long trong vòng mười ngày. Đúng như lời đã nói, Quang Trung đã tạo nên một chiến thắng thật hào hùng, vang dội trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Sau chiến thắng của ông, vua Lê Chiêu Thống đã cùng triều thần bỏ chạy sang phương Bắc.
- Đánh nhau với cối xay gió: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
- Bên bờ Thiên Mạc: Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.
Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều liên quan đến những nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Truyện cũng được nhà văn viết hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo nhằm tăng tính sinh động cho câu chuyện.
b. Truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật,... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động. Truyện lịch sử có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
- Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
- Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
- Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Câu 6
Câu 6 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Các văn bản đọc hiểu ở Bài 9 (văn bản nghị luận) có liên quan gì đến nội dung đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Nội dung liên quan chính là các văn bản nghị luận ở Bài 9 đều gắn với các văn bản đọc hiểu của các bài trong sách Ngữ văn 8.
Bài |
Văn bản đọc hiểu |
Văn bản nghị luận đọc hiểu ở bài 9 |
7 |
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn) |
6 |
- Lão Hạc (Nam Cao) - Trong mắt trẻ (trích Hoàng tử bé - Ê-xu-pe-ri) |
- Chiều sâu của truyện “Lão Lão Hạc” (Văn Giá) - “Hoàng từ bé” - một cuốn sách diệu kì |
2 |
Nắng mới (Lưu Trọng Lư) |
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng) |
Câu 7
Câu 7 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 7, SGK) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về phần Đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với sách Ngữ văn 8, tập một.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Các văn bản trong quyển sách Ngữ Văn 8 tập một giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen. Ở bài một là vườn cau của mẹ kể lại những kỉ niệm của nhân vật tôi về người bà. Bài hai là các bài thơ như Đường về quê mẹ với kí ức của người còn về người mẹ và những lần cùng mẹ về quê nhận họ. Bên cạnh đó cuốn sách còn cung cấp cho chúng ta kho tàng kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội thông qua các bài thuyết minh và nghị luận. Ví dụ như văn bản Sao băng cung cấp cho học sinh những thông tin về hiện tượng Sao băng, văn bản Hịch tướng sĩ nghị luận về vấn đề đề xã hội thời trung đại. Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay.
Trong khi đó các văn bản trong sách sách Ngữ văn 8 tập hai giúp chúng ta học tập, tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng như Lão Hạc, Hoàng tử bé...; các tác phẩm thơ Đường luật như Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương,...; Các tác phẩm truyện lịch sử và tiểu thuyết; cách đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.
Câu 8
Câu 8 (trang 56, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nội dung học viết của các bài trong sách Ngữ văn 8, tập hai liên quan như thế nào đến phần đọc hiểu trong những bài học đó? Hãy làm sáng tỏ bằng một số ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.
Bài |
Nội dung viết |
Nội dung đọc hiểu |
6 |
Phân tích một tác phẩm truyện |
Truyện: Lão Hạc Trong mắt trẻ Người thầy đầu tiên |
7 |
Phân tích một tác phẩm thơ |
Thơ Đường luật Mời trầu Vịnh khoa thi Hương Xa ngắm thác núi Lư Cảnh khuya |
8 |
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí |
Truyện lịch sử và tiểu thuyết Quang Trung đại phá quân Thanh Đánh nhau với cối xay gió Bên bờ Thiên Mạc |
9 |
Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch |
Nghị luận văn học Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya Chiều sâu của truyện Lão Hạc Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh |
10 |
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách |
Văn bản thông tin Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi Bộ phim Người cha và con gái Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ |
Câu 9
Câu 9 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Chỉ ra tác dụng của việc rèn luyện các kĩ năng viết trong các bài của sách Ngữ văn 8, tập hai.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Bài |
Kĩ năng viết |
Tác dụng |
6 |
Phân tích tác dụng của hình thức thơ |
Việc rèn luyện các kỹ năng này giúp chúng ta học được cách phân tích, cảm nhận và đưa ra nhận định về các tác phẩm thơ. |
7 |
Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng |
Giúp chúng ta biết cách viết văn một cách logic, có sức thuyết phục hơn. |
8 |
Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận |
Giúp chúng ta rèn kĩ năng viết văn có sự liên kết giữa các câu, các đoạn sao cho bài văn có sự mạch lạc |
9 |
Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học |
Giúp chúng ta biết cách xác định các luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ trong một bài văn nghị luận. Từ đó giúp bài văn của mình tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe. |
10 |
Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết |
Việc rèn luyện các kí năng này giúp chúng ta biết cách nắm bắt nội dung trọng tâm của một tác phẩm. |
Câu 10
Câu 10 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 10, SGK) Nêu một số điểm khác biệt (mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..) giữa kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ và kiểu bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Phân tích một tác phẩm thơ |
Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ |
Mục đích |
Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. |
Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa... |
Nội dung |
Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết. |
Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. |
Hình thức |
Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. |
Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu. |
Lời văn |
Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. |
Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
Câu 11
Câu 11 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Trong sách Ngữ văn 8, tập hai, học sinh (HS) được rèn luyện viết các kiểu văn bản nào? Những kiểu văn bản ở tập hai có gì giống và khác các kiểu văn bản này ở tập một?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
- Sự giống và khác giữa các kiểu văn bản ở tập 1 và tập 2
Bài |
Kiểu văn bản |
Bài |
Kiểu văn bản |
1 |
Truyện ngắn |
6 |
Truyện |
2 |
Thơ sáu chữ, bảy chữ |
7 |
Thơ Đường luật |
3 |
Văn bản thông tin |
8 |
Truyện lịch sử và tiểu thuyết |
4 |
Hài kịch và truyện cười |
9 |
Nghị luận văn học |
5 |
Nghị luận xã hội |
10 |
Văn bản thông tin |
Giống: Cả hai tập đều có các kiểu văn bản truyện, thơ, văn bản thông tin, văn bản nghị luận
Khác:
+ Tập 2 nghị luận văn học trong khi tập 1 là nghị luận xã hội
+ Tập 2 là thơ Đường luật trong khi tập 1 là thơ sáu chữ, thơ bảy chữ
+ Tập 2 là truyện lịch sử và tiểu thuyết trong khi tập 1 là hài kịch và truyện cười
Câu 12
Câu 12 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Dùng hai ví dụ để làm rõ: Nội dung đọc và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với nội dung đọc hiểu và viết.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Trong bài 2:
- Nội dung đọc hiểu là các bài thơ
- Nội dung nói và nghe là: Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về một tác phẩm thơ
Trong bài 9:
- Nội dung đọc hiểu là các bài nghị luận văn học
- Nội dung nói và nghe là: Thuyết trình giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
Câu 13
Câu 13 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 13, SGK) Liệt kê những yêu cầu cần đảm bảo khi thực hành hoạt động nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập hai.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Những yêu cầu cần đảm bảo khi thực hành hoạt động nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập hai:
Khi thực hiện
Người nói:
- Nội dung trình bày:
+ Phải nêu rõ, cụ thể vấn đề.
+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lập luận và bằng chứng làm nổi bật vấn đề.
- Hình thức trình bày:
+ Bố cục rõ ràng.
+ Các nội dung minh hoạ chất lượng.
+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.
+ Sáng tạo, tạo điểm nhấn cho nội dung trình bày.
- Tác phong, thái độ trình bày:
+ Tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.
+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.
+ Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.
+ Trả lời thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.
+ Bảo đảm thời gian trình bày.
Người nghe:
- Lắng nghe, xác định và ghi lại thông tin chính.
- Thể hiện sự chú ý, sử dụng cử chỉ, ánh mắt để khích lệ người nói.
- Hỏi lại điểm chưa hiểu (nếu cần), trao đổi quan điểm về nội dung.
Khi nhận xét
Người nói:
- Lắng nghe nhận xét của bạn bè, giáo viên về bài trình bày.
- Rút kinh nghiệm, tự đánh giá.
Người nghe:
- Kiểm tra việc nghe và ghi chép có chính xác không.
- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức trình bày.
Câu 14
Câu 14 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
(Câu hỏi 14, SGK) Trình bày nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Mối quan hệ giữa nội dung này với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và Nghe như thế nào?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Bốn nội dung chính về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Cụ thể trong tiếng Việt tập 2 gồm:
- Bài 6: Từ ngữ cộng đồng, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định.
- Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu.
- Bài 10: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể.
Các nội dung này thường được sử dụng trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong việc viết bài, giao tiếp nói và nghe.
Câu 15
Câu 15 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Hãy dẫn ra ví dụ về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; mỗi loại hai từ.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
|
Từ ngữ toàn dân |
Biệt ngữ xã hội |
- biu điện, lịu đạn (Bắc Bộ) - dề, dui dẻ (Nam Bộ) |
- bưu điện, lựu đạn - về, vui vẻ |
- Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,... - Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,... |
Câu 16
Câu 16 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nêu một số điểm quan trọng về yêu cầu (nội dung và hình thức) kiểm tra, đánh giá cuối học kì II.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Nội dung:
- Kiểm tra, đánh giá khả năng áp dụng kiến thức tiếng Việt và văn học đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai vào việc đọc hiểu và viết bài văn. Yêu cầu áp dụng kiến thức và kĩ năng vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học về nội dung, hình thức và độ khó; khuyến khích suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo trong cả nội dung và cách thể hiện, trình bày.
Hình thức: Bài đánh giá thường được thực hiện trong 2 tiết (90 phút) với hai yêu cầu:
- Đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự áp dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì II.
- Viết một đoạn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã học, bao gồm nghị luận văn học (phân tích một tác phẩm truyện, thơ, một văn bản hài kịch), nghị luận về một vấn đề của đời sống và thuyết minh giới thiệu một cuốn sách.
Câu 17
Câu 17 (trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích một tác phẩm truyện lịch sử mà em thấy sâu sắc nhất trong sách Ngữ văn 8, tập hai.
Đề 2. (SGK) Phân tích bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Phân tích truyện ngắn Lão Hạc
Nam Cao là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, với dáng người bé nhỏ, khuôn mặt hiền lành, thế nhưng ở ông lại chứa đựng một sức sáng tác tác lớn, dồi dào và mạnh mẽ. Trước cách mạng tháng tám đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, xoay đi xoay lại cũng chỉ là việc họ bị cái nghèo, cái đói giày vò đến khốn khổ. Thế nhưng bằng ngòi bút tài năng và giàu sức sáng tạo của mình Nam Cao đã biến nó thành những câu chuyện khác nhau, những mảnh đời khác nhau, tuy chung bi kịch, nhưng ở mỗi cuộc đời bất hạnh ta lại thấy những khía cạnh khác nhau, sự chua chát đắng cay và cả những vẻ đẹp tâm hồn được Nam Cao khai thác rất tinh tế tỉ mỉ.
Đóng góp cho nền văn học hiện thực Việt Nam nhiều những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc ví như các truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa, Giăng sáng, Một bữa no, Tư cách mõ, Từ ngày mẹ chết,... Trong đó Lão Hạc cũng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, kể về nỗi đau đớn của một người cha nghèo vì thương con mà không dám ăn, dứt ruột bán đi con chó bấy lâu ông chăm bẵm, xem như con để dành dụm tiền lo hậu sự, giữ lại cho con mấy sào vườn, rồi ăn bả chuột chết, một cái chết đau đớn và ám ảnh, đúng với phong cách văn hiện thực của Nam Cao.
Như nhiều tác phẩm khác của Nam Cao, nhân vật chính trong truyện lúc nào cũng có một cuộc đời khốn khó, hoặc bất ngờ cái sự khốn khó bỗng đổ ập lên đầu người vô tội vì nhiều nguyên do khác nhau. Lão Hạc cũng là một kiếp người như thế, đời một người nông dân thì chẳng bao giờ biết đến cái giàu sang sung sướng, mà chỉ cốt cố làm, cố ăn sao cho sống hết được cái đời dài đằng đẵng. Lão Hạc cũng có vợ, nhưng vợ lão mất sớm, chỉ để lại cho lão một thằng con trai, từ ấy trở đi lão cứ ở vậy làm lụng, bòn vườn nuôi con khôn lớn. Đến khi con lớn rồi thì bậc làm cha như lão lại phải đau đầu chuyện cưới vợ cho con, thế nhưng khốn nỗi nhà lão nghèo quá, miệng ăn kiếm chưa đủ thì kiếm đâu ra cả trăm bạc nhà gái thách cưới. Thằng con lão không cưới được vợ đâm ra buồn chán, bất đắc chí, rồi dứt áo ra đi bỏ vào Nam làm đồn điền cao su với hy vọng kiếm được tiền. Lão Hạc thấy con đi thì cũng xót xa đau đớn lắm, lão chỉ trách tại cái thân mình nghèo rồi hại đến đời con, để nó phải bỏ xứ mà tha phương cầu thực. Mà những kẻ bỏ quê đi thì cũng có được sung sướng gì, ai biết được làm đồn điền trong ấy nó có sung sướng gì không, hay lại bị người ta chèn ép, bóc lột. Thằng con đi chỉ để lại cho lão một con chó vàng mà lão vẫn thường âu yếm gọi là 'cậu Vàng' lão chăm bẵm xem nó như con, có đồ ngon gì cũng dành phần cho nó, có con chó lão đỡ buồn và vơi đi nỗi nhớ đứa con trai biết bao nhiêu. Lão Hạc sống lương thiện, chưa từng chôm chỉa của ai bao giờ, lão bòn vườn, rồi lại đi cày thuê cuốc mướn cho người ta để lấy cái ăn, còn tiền thu được ở vườn thì lão để dành, đợi con trai về rồi sẽ góp thêm vào kiếm cho nó một tấm vợ. Nhưng có lẽ rằng hiện thực tàn khốc, và đặc biệt là truyện ngắn của Nam Cao thì cho dù con người ta có hiền lành, chăm chỉ đến đâu, nhưng vẫn cứ bị những biến cố khốn nạn vồ lấy dồn dập, ép họ vào đường cùng, vào cái sự đau đớn, dằn vặt. Lão Hạc đang khỏe bỗng nhiên đổ bệnh, một trận ốm 2 tháng 18 ngày đã tiêu tốn sạch cái mớ tiền lão tích cóp bấy lâu, lại thêm việc không đi làm thuê được ngày nào khiến lão gần như khánh kiệt. Nhưng trời nào có thương cho phận lão, việc năm nay vốn đã kém đi nhiều, thế mà bão lại còn quét một trận qua khu vườn của lão, thành thử ra có bao nhiêu hoa màu thì gãy dập hết, mất hết. Lão với con chó vàng ngày ăn 3 hào gạo nhưng vẫn cứ đói, thậm chí con chó còn ăn nhiều hơn cả lão, mà cụ lại không dám cho nó ăn ít đi bởi ăn ít thì 'cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền'. Mà lão thì lại càng không muốn bán mảnh vườn của con trai. Lão thương con trai lão, người cha nhân hậu ấy không muốn để cuộc đời gần tàn của lão liên lụy đến cái đời còn trẻ của con.