Phần II
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Câu 1 (trang 128 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn:
- Tập làm văn được xây dựng dựa trên các mẫu văn bản, giúp học sinh nắm vững cấu trúc và phong cách diễn đạt. Các bài văn cũng tạo điều kiện cho học sinh phát huy sự sáng tạo.
=> Do đó, việc đọc nhiều giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết.
- Đọc văn bản tự sự, miêu tả hỗ trợ học sinh trong việc viết văn kể chuyện và mô tả, làm cho các bài văn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp học sinh phát triển tư duy logic, biểu đạt ý kiến một cách trôi chảy và thuyết phục hơn.
Câu 2 (trang 128 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Quan hệ giữa Tiếng Việt với phần Văn và Tập làm văn:
- Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc học Đọc hiểu và Tập làm văn. Nhờ Tiếng Việt mà học sinh nắm vững các quy tắc sử dụng từ ngữ, câu trúc, cách thức giao tiếp... Từ đó, họ có thể nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu trong các bài văn mà mình đọc. Thêm vào đó, việc nắm vững các quy tắc sử dụng từ ngữ, câu trúc, các dạng giao tiếp giúp học sinh làm văn hiệu quả hơn.
Câu 3 (trang 128 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn.
Các phương thức miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh đều giúp học sinh xây dựng nên các bài văn một cách trọn vẹn vì chúng là cơ sở cho quá trình viết văn.
Phần III
CÁC LOẠI VĂN BẢN QUAN TRỌNG
Câu 1 (trang 129 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Văn bản thuyết minh
a) Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
b) Để viết văn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những gì?
c) Phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh là gì?
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có điểm gì?
Câu 2 (trang 130 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Văn bản tự sự
a) Mục đích của văn bản tự sự là gì?
b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là gì?
c) Tại sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có điểm gì?
Trả lời:
a) Mục đích biểu đạt của văn bản tự sự là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.
b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.
c) Văn bản tự sự thường sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.
- Khi kể chuyện, người kể nhằm trả lời làm rõ câu hỏi câu chuyện ấy, nhân vật ấy, hành động ấy ra sao... thì cần phải biết miêu tả.
- Khi kể chuyện, muôn câu chuyện thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí gợi cho người nghe, người đọc suy tư, người kể phải dùng thêm yếu tố nghị luận.
- Khi kể chuyện, người kể cần thể hiện thái độ và tình cảm của mình đối với sự việc, nhân vật nên phải biết dùng thêm các yếu tố biểu cảm.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động.
Câu 3 (trang 130 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Văn bản nghị luận
a) Mục đích của văn bản nghị luận là gì?
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?
c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.
Trả lời:
a) Mục đích biểu đạt của văn nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành.
c) Các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẩn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.
d) Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hoặc một vân đề tư tưởng đạo lí.
+ Mở bài: giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Thân bài: giải thích chứng minh tư tưởng, đạo lí đang được bàn đến.
Đánh giá, nhận xét tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung.
+ Kết bài: tổng kết, nêu nhận thức mới, đưa ra lời khuyên.
e) Dàn bài chung của bài nghị luận tác phẩm văn học
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật được phân tích và nêu ý kiến đánh giá.
+ Thân bài: phân tích chứng minh các luận điểm về nhân vật bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.
+ Kết bài: khái quát, khẳng định các luận điểm, rút ra bài học, ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.