Câu 1
Câu 1 (trang 23, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc khổ thơ thứ hai của bài Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
Phương pháp giải:
Em có thể viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình về giá trị của các biện pháp tu từ như đối lập, so sánh để thấy được công lao và sự hy sinh thầm lặng của mẹ.
Lời giải chi tiết:
Từ “vườn cây” của mẹ, Nguyễn Khoa Điềm chuyển sang “vườn người” với những nhận xét, so sánh hóm hỉnh nhưng thâm trầm:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”
Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn; còn bi, bầu thì lớn xuống, dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn, lao khổ của mẹ. Tác giả đã có một liên tưởng thú vị mang theo tấm lòng biết ơn, trân trọng dành cho mẹ khi hình dung bí, bầu: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn / Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”. Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến bài ca dao nói về nỗi vất vả của mẹ, của người nông dân một nắng hai sương:
“Mồ hôi mà rỏ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ lòng.”a
Câu 2
Câu 2 (trang 23, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau:
Đợi Mẹ
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đom đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
Phương pháp giải:
Em có thể viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình về một trong các yếu tố sau của bài thơ Mẹ và quả (Vũ Quần Phương): hình thức của bài thơ, các từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ, hình ảnh người mẹ đi làm đồng về muộn và sự chờ đợi của em bé,...
Lời giải chi tiết:
Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đom đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngôi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.
Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết con đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: “Cái cò mà đi ăn đêm.” – thật tội nghiệp biết bao.
Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về, kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Em mong mẹ không phải vì “xu bánh đa vùng” hay củ khoai, tấm mía,... Em mong mẹ về với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng; có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng, quạnh hiu.
Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn “ì oạp” nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh “ì oạp” thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gợi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợi dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.
Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào cũng thấp thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi