Câu 1
Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn bài 6.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn bài 6.
Lời giải chi tiết:
1. D
2. B
3. A
4. C
Câu 3
Tìm ý cho đề văn: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh.
Cuộc tranh giành đó Trịnh Tông là kẻ đang bị thất thế, có nguy cơ bị hại, phải nhờ mẹ là thái phi họ Dương kêu với quận Huy mới bảo toàn được tính mệnh.
Lính kiêu binh phần nhiều đều thuộc phe của Trịnh Tông.
Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận.
Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình.
Đoạn văn đã miêu tả một cuộc nổi loạn của binh lính. Thế lực của họ thật mạnh. Xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ, muốn rửa hận, trả thù, quân kiêu binh đã tụ tập, bàn định và thống nhất với nhau rất nhanh.
Đoạn giết quận Huy đã thế hiện sức mạnh của kiêu binh.
Câu 4
Tìm ý cho đề văn: Phân tích cách mô tả, biểu hiện nhân vật Trịnh Tông trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn và Quang Trung trong đoạn trích Quang trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống trí – Ngô gia văn phái).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Quang Trung và Trịnh Tông là hai nhân vật hoàn toàn trái ngược:
+ Quang Trung: anh hùng, danh tiếng lẫy lừng, thông minh, mưu lược, quyết đoán, tài năng, thành công, tham vọng, tính cách…
+ Trịnh Tông: yếu đuối, không ảnh hưởng, không đủ năng lực, tiêu cực, không tài năng, thất bại, không tham vọng, tính cách…
Câu 5
Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Mở đầu
Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, tiểu sử, văn học) và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (vị trí, nội dung).
Giới thiệu nhân vật Trương Phi và Quan Công: Là nhân vật trung tâm của đoạn trích.
Nội dung chính
*Trương Phi:
Trương Phi được mô tả là một người thẳng thắn, quả cảm thông qua hình dáng, cử chỉ, lời nói và hành động.
Hình dáng, cử chỉ: “mắt to, mày xanh”, “gào thét như gió”, “hăm hở lại tấn công”….
Lời nói: dùng ngôn từ mạnh mẽ, phê phán Quan Công; không nghe lời khuyên từ hai phu nhân và Tôn Càn.
Hành động: Nhanh chóng đề xuất thách thức Quan Công.
Sau khi hiểu rõ khổ cực của Quan Công
*Quan Công:
- Khi đối mặt với Trương Phi, Quan Công có thái độ nhẫn nhịn, hòa nhã, điều này được thể hiện qua lời nói, thái độ và hành động.
Lời nói: biểu hiện sự ôn hòa, tìm cách thuyết phục Trương Phi, cầu cứu hai phu nhân.
Thái độ: bình tĩnh, không đối đầu.
Hành động: né tránh, đối phó với Trương Phi.
- Khí chất và tài nghệ của Quan Công cũng được thể hiện thông qua việc chấp nhận thách thức chém đầu Sái Dương của Trương Phi.
→ Từ việc Trương Phi “lệ chảy rơi, quỳ xuống kính Vân Trường”, ta thấy sự lịch thiệp của Trương Phi trong đoạn trích này. Mặc dù tính khí cường tráng, dũng mãnh, Trương Phi đã có những hành động bồng bột với Quan Công nhưng cuối cùng lại phải “rơi lệ” và quỳ gối xin lỗi. Giọt nước mắt của Trương Phi là biểu hiện của sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Mặc dù tính cách cứng rắn nhưng khi hiểu được hoàn cảnh của Quan Công, Trương Phi đã tin tưởng, tha thứ. Từ hành động ấy, chúng ta thấy được tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh của mình. Cả hai nhân vật Quan Công và Trương Phi, mặc dù có tính cách trái ngược nhau, nhưng đều xứng đáng là những anh hùng trọng nghĩa khí.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Mô tả nhân vật qua lời nói và hành động
– Xây dựng những tình tiết độc đáo để nhân vật thể hiện tính cách.
– Xây dựng nhân vật theo hình mẫu, Trương Phi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quả cảm.
– Sử dụng ngôn từ sắc nét, câu chuyện hấp dẫn.
Kết luận: Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật và suy nghĩ về hai nhân vật.