Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là gì? Xác định các bước chuẩn bị cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện dưới đây là đúng hay sai?
Câu 1
Câu 1 (trang 9, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là gì?
Phương pháp giải:
Xem lại phần Định hướng trong SGK trang 24 để có được những kiến thức phù hợp nhằm trả lời câu hỏi đề bài đặt ra.
Lời giải chi tiết:
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là bài viết trình bày ý kiến phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của truyện bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
Câu 2
Câu 2 (trang 9, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định các bước chuẩn bị cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện dưới đây là đúng hay sai?
Các bước chuẩn bị |
Đúng |
Sai |
1. Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đó |
|
|
2. Đọc kĩ văn bản truyện được nêu lên trong đề bài; tìm và ghi lai những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện. |
|
|
3. Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được nêu lên trong đề bài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận. |
|
|
4. Đọc các truyện hoặc tìm xem các bộ phim, vở kịch nô tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân. |
|
|
5. Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi. |
|
|
6. Lập dàn ý cho bài viết bằng các lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài - thân bài - kết bài. |
|
|
7. Đọc lại bài văn đã viết, phát hiện, sửa lỗi về ý và về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt. |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức trong phần Viết đồng thời khái quát, hệ thống kiến thức của bản thân để hoàn thành bảng.
Lời giải chi tiết:
Các bước chuẩn bị |
Đúng |
Sai |
1. Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đó |
x |
|
2. Đọc kĩ văn bản truyện được nêu lên trong đề bài; tìm và ghi lai những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện. |
x |
|
3. Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được nêu lên trong đề bài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận. |
x |
|
4. Đọc các truyện hoặc tìm xem các bộ phim, vở kịch nô tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân. |
|
x |
5. Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi. |
|
x |
6. Lập dàn ý cho bài viết bằng các lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài - thân bài - kết bài. |
|
x |
7. Đọc lại bài văn đã viết, phát hiện, sửa lỗi về ý và về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt. |
|
x |
Câu 3
Câu 3 (trang 10, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Chọn từ thích hơp (điểm nhìn, hình thức, nhan đề, nhân vật, nội dung, ý nghĩa) với mỗi chỗ trống sau đây:
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức trong phần Viết đồng thời khái quát, hệ thống kiến thức của bản thân để hoàn thành chỗ trống còn thiếu trong đoạn văn đề bài đã cho.
Lời giải chi tiết:
(1) hình thức
(2) nhan đề
(3) nội dung
(4) điểm nhìn
(5) nhân vật
(6) ý nghĩa
Câu 4
Câu 4 (trang 10 - 11, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai ?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích, vận dung khả năng tìm kiếm thông tin sau đó tìm và chỉ ra những yếu tố hình thức được nhấn mạnh trong truyện Tầng hai.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích đã nhấn mạnh yếu tố nhan đề và giọng điệu của truyện Tầng hai.
Câu 5
Câu 5 (trang 11, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập kế hoạch tổ chức bài văn Vẻ đẹp của hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” (Trái tim Đan-kô - M.Gorki) theo sơ đồ sau:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức và sự phân tích sau khi đọc truyện Trái tim Đan-kô để hoàn thiện kế hoạch tổ chức bài văn theo sơ đồ đã cho.
Lời giải chi tiết:
- Bài mở đầu:
+ Tóm tắt ngắn gọn về M. Go-rơ-ki và Trái tim Đan-kô (tác phẩm Bà lão I-déc-ghin)
+ Nêu vấn đề: Hình ảnh “Trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” là biểu tượng cao quý của một con người nhân hậu, mạnh mẽ, can đảm, dám hy sinh vì cuộc sống tự do và hạnh phúc của cộng đồng.
- Phần thân bài:
Hình ảnh của trái tim nhân hậu, đầy yêu thương luôn toả sáng:
+ Nhịp đập của trái tim biểu hiện sự sống. Trái tim thể hiện phần tình cảm của con người.
+ Trái tim của Đan-kô biểu tượng cho lòng nhân ái, tình thương vô biên của con người, có khả năng tha thứ, bao dung cho sự yếu đuối và hèn nhát của đồng bào trong mọi khó khăn, thử thách.
- Phần kết bài:
+ Nhìn nhận tổng quan về vẻ đẹp rực rỡ, bất diệt của hình ảnh “trái tim cháy bùng vĩ” của Đan-kô.
Câu 6
Câu 6 (trang 11, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích sơ đồ tổ chức bài văn: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Phương pháp giải:
Trên cơ sở nắm vững nội dung và phân tích về truyện ngắn “Một người Hà Nội”- Nguyễn Khải, lập sơ đồ tổ chức bài văn theo hiểu biết của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài mở đầu: Giới thiệu tổng quan về tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
Thân bài:
- Tóm tắt nội dung truyện, nhận xét về cấu trúc của truyện.
- Xác định nhân vật chính (cô Hiền), phân tích đặc điểm, tình cách của nhân vật.
- Xác định người kể chuyện, phân tích quan điểm, thái độ của người kể chuyện sử dụng “tôi” đối với các nhân vật và sự kiện trong truyện.
- Trình bày và phân tích giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh của truyện.
- Phân tích một số yếu tố nghệ thuật cơ bản của truyện (so sánh, đối chiếu trong xây dựng nhân vật, cách quan sát đa chiều, tạo ra đối thoại sinh động, sắc nét; ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng; suy tư sâu sắc đan xen, hòa quện với các sự kiện…)
Kết bài:
- Đánh giá giá trị của truyện.
- Nêu ý nghĩa của truyện, trách nhiệm của bản thân.
Câu 7
Câu 7 (trang 11, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập dàn ý cho bài văn: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy.
Phương pháp giải:
Tiến hành phân tích sâu sắc về nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy để xây dựng dàn ý cho bài văn.
Lời giải chi tiết:
- Giới thiệu tổng quan về tác giả Trang Thế Hy.
- Nêu vấn đề: Sự đẹp của quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại”
Thân bài:
- Những con người ở miền quê ngoại như cô Thơm, người dượng rể,.. đều là những con người hiền lành, tốt bụng, chịu nhiều gian khổ, đau khổ mà vẫn rất bao dung, lòng nhân ái.
- Thiên nhiên miền quê ngoại đẹp đẽ, tươi mới, sôi động, thanh bình, yên bình: “Biển cỏ rợp bóng màu xanh ngát kéo dài đến chân trời”, “Dòng sông thẳng băng như một dải lụa xanh dài không tận màu xanh nhạt theo nhịp chèo của cô thôn nữ uốn éo tấm thân tơ trên chiếc xuồng nghiêng nghiêng trôi xuôi”, “Nắng chiều che phủ lên khung cảnh một lớp men vàng lấp lánh”; “Trên cành cây lùm đùm, vài con chim non kêu ríu rít vang ca”.
- Trước vẻ đẹp của con người và thiên nhiên miền quê ngoại, nhân vật “tôi” nhận ra âm mưu và tội ác của kẻ thù; hối hận, thú tội trước người dượng rể, trước mộ cô Thơm; hứa sẽ sống xứng đáng với vẻ đẹp của quê hương.
Kết bài:
- Đánh giá tổng quan về vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại”
- Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm quý báu, chính đáng
Câu 8
Câu 8 (trang 12, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm ý cho đề văn dưới đây:
Trong Trái tim Đan-kô, Go-rơ-ki viết: “Đan-kô là một người trong bọn họ, một chàng trai trẻ đẹp. Những người đẹp bao giờ cũng can đảm”. Còn nhà văn Nguyễn Khải trong truyện Một người Hà Nội thì viết: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.
Từ các nhân vật Đan-kô (Trái tim Đan-kô), cô Hiền (Một người Hà Nội), em hãy phân tích, làm rõ những triết lí trên.
Phương pháp giải:
Dựa trên sự hiểu biết và phân tích cá nhân về hai tác phẩm Trái tim Đan-kô và Một người Hà Nội, đưa ra những ý chính để làm sáng tỏ nhận định đề bài.
Lời giải chi tiết:
Mở đầu:
- Tổng quan về truyện ngắn Trái tim Đan-kô và Một người Hà Nội của các tác giả Go-rơ-ki và Nguyễn Khải.
- Chia sẻ quan điểm cá nhân về những nhận định được đề cập trong đề bài.
Thân bài:
- Triết lí: “Đan-kô là một người trong bọn họ, một chàng trai trẻ đẹp. Những người đẹp bao giờ cũng can đảm”.
+ Giải thích và làm rõ ý nghĩa của triết lí.
+ Phân tích chứng minh triết lí đó là đúng. Tập trung vào vẻ đẹp trong con người, phẩm chất của Đan-kô và hành động dũng cảm của anh ta.
- Triết lí: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.
+ Giải thích và làm rõ hơn về triết lí
+ Dựa trên nhân vật cô Hiền, chỉ ra vẻ đẹp trong phẩm chất và con người: thẳng thắn, sang trọng, thanh lịch, hòa nhập không hòa tan trong sự phát triển của thời đại…. Từ đó rõ ràng ý nghĩa của triết lí
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của nhân vật Đan-kô (Trái tim Đan-kô), cô Hiền (Một người Hà Nội) trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm.
- Đánh giá và nhấn mạnh quan điểm cá nhân về đề bài đã được nêu.