Câu 1
Bài tập 1 (trang 33, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp của bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về số tiếng, số dòng, vần nhịp.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do nên không có sự cố định về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp.
Câu 2
Bài tập 2 (trang 33, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đặc điểm của hình ảnh những chiếc xe không kính.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra đặc điểm của hình ảnh chiếc xe không kính.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo: Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.
Câu 3
Bài tập 3 (trang 33, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra vẻ đẹp của hình ảnh những người lính.
Lời giải chi tiết:
* Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn :
- Tư thế ung dung, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận Ung dung buồng lái ta ngồi ... ùa vào buồng lái.
- Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm Không có kính ừ thì có bụi...ừ thì ướt áo... mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, xe vẫn cứ đi.
- Tình đồng đội thắm thiết : bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam : một trái tim căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu.
Câu 4
Bài tập 4 (trang 34, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Mạch cảm xúc của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận biết mạch cảm xúc của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ thể hiện mạch cảm xúc của người lính qua sự gan dạ, bất chấp khó khăn, luôn tiến lên phía trước vì lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Họ cũng là những người thật hóm hỉnh, trẻ trung và yêu đời.
Câu 5
Bài tập 5 (trang 34, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ được xây dựng với sự giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, đầy tính ngang tàng và chút nghịch ngợm. Điều này góp phần thể hiện hình ảnh của người lính ung dung, hóm hỉnh và trẻ trung.