Câu 1
Câu 1 (trang 3, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong văn bản Trái tim Đan-kô, nhân vật chính là ai?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản cũng như chính tên của văn bản Trái tim Đan-kô, chúng ta chọn đáp án chính xác
Lời giải chi tiết:
Nội dung văn bản tập trung vào nhân vật Đan-kô, cùng với tên của văn bản là Trái tim Đan-kô đã làm rõ rằng nhân vật chính là Đan-kô.
→ Đáp án đúng: B. Đan-kô
Câu 2
Câu 2 (trang 3, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc đoạn văn dưới đây cho thấy đoàn người đang ở tình trạng gì?
Phương pháp giải:
Đọc và phân tích các chi tiết nổi bật để tìm ra tình trạng mà đoàn người đang gặp phải.
Lời giải chi tiết:
Thông qua một số chi tiết đáng chú ý như “phía sau có những kẻ thù mạnh mẽ và hung dữ”, “cây khổng lồ, cành cây khỏe, ôm chặt lấy nhau, rễ ngoằn ngoèo….”, “cả khu rừng kêu lên như đang đe dọa và hát một bài hát chào đón đám tang….”. Chúng ta có thể thấy tình hình được mô tả trong đoạn văn là rất khó khăn.
→ Đáp án đúng: B. Khó khăn.
Câu 3
Câu 3 (trang 3-4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Lời nói của Đan-kô thể hiện triết lý nhân sinh nào?
Phương pháp giải:
Phân tích và tìm ra lời nói của Đan-kô có thể hiện triết lý nhân sinh và chọn được đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Có thể thấy lời nói của Đan-kô muốn thúc đẩy, kêu gọi mọi người hãy đứng lên đối diện với những thử thách khó khăn mà không được phép từ bỏ, nếu không họ sẽ không làm được gì cả.
→ Đáp án đúng: A. Khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và hành động.
Câu 4
Câu 4 (trang 4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Đối mặt với sự mệt mỏi, khó khăn và cái chết khi di chuyển trong rừng rậm, đoàn người đã đối xử với Đan-kô như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung văn bản trong SGK và tập trung khai thác tâm trạng, thái đô, cách đối xử của mọi người khi lâm vào khó khăn đối với Đan-kô để có thể chọn được đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Trước hoàn cảnh khắc nghiệt, những người được anh dẫn dắt với tâm lý sợ hãi đã không suy nghĩ thấu đáo mà quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ” khi anh dẫn đường sai. Họ “kết tội” anh là “kẻ hèn mọn”. Họ nói “anh phải chết”.
→ Đáp án đúng: C. Oán trách, khép vào tội chết.
Câu 5
Câu 5 (trang 4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Trước thái độ, giận dữ, thù địch của đoàn người, tâm trạng của Đan-kô diễn biến ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung văn bản trong SGK, phân tích kĩ tâm trạng, thái độ của mọi người đối với Đan-kô và cách Đan-kô thể hiện cảm xúc theo diễn biến ra sao để lựa chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người. Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người.
→ Đáp án đúng: B. Hiên ngang - Uất hận - Yêu thương - Buồn rầu
Câu 6
Câu 6 (trang 4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Hành động của Đan-kô: “Bỗng nhiên, anh đưa hai tay lên xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên trên đầu” thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Phân tích hành động của Đan-kô dựa vào mạch cảm xúc của văn bản cũng như những cảm nhận, quan sát khi phân tích văn bản của bản thân mình và lựa chọn đáp án phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
Hành động của Đan-kô: “Bỗng nhiên, anh đưa hai tay lên xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên trên đầu” đã thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô. Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sông họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.
→ Đáp án đúng: D. Sẵn sàng hy sinh vì đoàn người.
Câu 7
Câu 7 (trang 4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhân vật Đan-kô là người như thế nào?
Phương pháp giải:
Sau khi đã học và phân tích kĩ nội dung đoạn văn, đúc kết lại những nhận xét về nhân vật này và lựa chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người. Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người.
→ Đáp án đúng: A. Can trường, bao dung.
Câu 8
Câu 8 (trang 4, Sách Bài Tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản “Trái tim Đan-kô” có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào việc đọc và phân tích văn bản để trả lời câu hỏi trên của đề bài, chỉ rõ số người và đó là những ai, kể chuyện ra sao 1 cách cụ thể, chính xác nhất.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Trái tim Đan-kô có hai người kể chuyện. Đó là bà lão I-déc-ghim và nhân vật xưng “tôi”. Bà lão I-déc-ghim kể câu chuyện về chàng trai Đan-kô dũng cảm dẫn đoan người vượt qua rừng rậm và đầm lầy hôi thối để đến thảo nguyên bao la và tự do (đoạn 2, đoạn 3). Nhân vật xưng “tôi” miêu tả quang cảnh thảo nguyên nơi bà lão kể chuyện, ghi cuộc đối thọai giữa họ (đoạn 1), bình luận về câu chuyện, về nhân vật Đan-kô, bình luận về giọng kể chuyện của bà lão I-déc-ghim… (đoạn 3).
Văn bản Trái tim Đan-kô có hình thức truyện khung (truyện trong truyện). Khung bên ngoài là chuyện “tôi” được bào lão I-déc-ghim kể cho nghe câu chuyện về chàng Đan-kô. Ở khung bên ngoài này, nhân vật xưng “tôi” ngầm chỉ tác giả (tôi - tác giả). “Tôi” lúc này đóng vai trò là người kể chuyện ngôi thứ nhất, can dự trực tiếp vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật. Lồng trong khung này là câu chuyện về trái tim cháy sáng của Đan-kô do bà lão I-déc-ghin kể. Giờ đây người kể chuyện ngôi thứ nhất trở thành người nghe chuyện, đưa ra các nhận xét, bình luận về câu chuyện và giọng điệu kể chuyện của bà lão I-déc-ghin. Khác với tôi - tác giả , nhân vật bà lão I-déc-ghin đứng bên ngoài câu chuyện về chàng Đan-kô do bà lão kể, hoàn toàn không can dự gì vào các sự việc. Vì thế, câu chuyện về chàng Đan-kô có hình thức trần thuật từ người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự luân phiên giữa kể, tả, bình luận của người kể chuyện và người nghe chuyện tạo nên nét độc đáo của văn bản.
Câu 9
Câu 9 (trang 4, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô và những điều đáng chú ý trong bối cảnh diễn ra các sự kiện.
Phương pháp giải:
Đọc và hiểu văn bản, tóm tắt câu chuyện và phân tích bối cảnh.
Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô: Thuở xưa, một đoàn người sống ở khu vực có rừng rậm và thảo nguyên. Những người khác từ xa đến, buộc họ phải chạy vào rừng sâu. Đó là nơi u ám và sợ hãi. Sức mạnh của Đan-kô đã giúp họ vượt qua khó khăn đó và đến nơi tự do. Nhưng anh đã hy sinh trong hành trình đó.
- Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện:
+ Sự kiện diễn ra trong rừng rậm và thảo nguyên. Rừng rậm đầy u ám, và thảo nguyên là biểu tượng của tự do. Đan-kô là biểu tượng của sự can đảm và tình yêu thương.
+ Thời gian không xác định. Câu chuyện mang dấu tích của truyền thống và cảm xúc.
Đây là cuộc chiến với thiên nhiên và với bản thân, một cuộc chiến mà sự hy sinh đã làm rực sáng trái tim của người anh hùng.
Câu 10
Câu 10 (trang 5, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản Trái tim Đan-kô có thông điệp về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Tôi tán thành với ý kiến đó và dưới đây là lý do.
Phương pháp giải:
Tôi sẽ lập luận theo quan điểm của mình về vấn đề này.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Trái tim Đan-kô thể hiện một số triết lí nhân sinh.
- Đó là triết lí nhân sinh được thể hiện qua lời nói của Đan-kô, khuyến khích hành động và sự tích cực. Anh ta thúc đẩy hành động thực tế và sẵn sàng hy sinh cho cộng đồng.
- Đan-kô là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu thương cho cộng đồng. Anh ta sẵn lòng dẫn dắt và hy sinh cho lợi ích chung.
Văn bản này là minh chứng cho mối quan hệ tích cực giữa cá nhân và cộng đồng, khẳng định vai trò của sự đồng lòng và sự hy sinh trong xây dựng cộng đồng hạnh phúc.
Cảm nhận của tôi là văn bản này thực sự phản ánh sâu sắc về mối quan hệ quan trọng giữa cá nhân và cộng đồng, và tôi tán thành với ý kiến rằng thông điệp của nó có ý nghĩa triết lí nhân sinh.