Giải các bài tập tiếng Việt trang 24 và 25 trong Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 24 Ngữ văn 6 Cánh diều
Xác định nghĩa của các từ bò, trong ở mỗi trường hợp dưới đây:
Bò:
a) Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.
(Nguyễn Du)
b) Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. (Tục ngữ)
c) Tôi quên hết mọi việc, phi như bay về và thấy một chiếc xe bọc vải bạt bò, ọc ạch trên con đường làng chật hẹp. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
Trong:
a) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc.
(Đoàn Thị Điểm)
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh)
c) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (Nguyên Hồng)
Phương pháp giải:
Nhớ lại khái niệm về từ đa nghĩa nêu trong phần Kiến thức ngữ văn ở SGK: Từ đa nghĩa là những từ có từ hai nghĩa trở lên.
Lời giải chi tiết:
- Xác định nghĩa của từ bò ở mỗi cách dùng cụ thể:
a) bò (trong Kiến trong miệng chén có bò đi đâu) chỉ sự chuyển động thân thể ở tư thế bụng áp xuống bằng cử động của toàn thân hoặc những chân ngắn.
b) bò (trong … bảy tháng biết bò) chỉ sự di chuyển cơ thể chậm chạp ở tư thế nằm sấp bằng cử động của hai tay và đầu gối.
c) bò (trong … một chiếc xe bọc vải bạt bò ọc ạch trên đường làng chật hẹp) chỉ sự di chuyển một cách khó khăn, chậm chạp.
- Xác định nghĩa của từ trong:
a) Trong (trong Ngòi đầu cầu nước trong như lọc) chỉ trạng thái nước sạch, có thể nhìn xuyên qua lớp nước
b) Trong (trong Tiếng suối trong như tiếng hát xa) miêu tả sự thanh thoát nhẹ nhàng của âm thanh.
c) Trong (trong Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong…) chỉ trạng thái long lanh của đôi mắt.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 24 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Bài tập 2, SGK) Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số vị dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ chuyển nghĩa
Lời giải chi tiết:
Phân tích ví dụ mẫu đã cho (Mũi: mũi dao, mũi súng, mũi đất, mũi quân, mũi thuyền) ta thấy mũi là từ vốn chỉ bộ phận cơ thể người (cụ thể, chỉ bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi) nhưng được chuyển nghĩa để chỉ:
a) bộ phận có đầu nhọn, nhô lên phía trước của một số vật: mũi dao, mũi kim, mũi giày, mũi thuyền;
b) mỏm đất nhô ra: mũi đất, mũi Cà Mau…
c) bộ phận của lực lượng có nhiệm vụ tiến công theo một hướng nhất định: mũi quân, mũi tiến công, mũi chủ lực,...
Dựa vào phân tích trên, ta tìm được các từ vốn chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân) chuyển sang nghĩa chỉ bộ phận của vật:
- Chân: chân bàn, chân ghế, chân núi, ...
- Đầu: đầu bảng, đầu tiên, đầu nguồn, ...
Câu 3
Trả lời câu hỏi số 3 trong Bài tập tiếng Việt, trang 24 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
(Bài tập 3, SGK) Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong các câu dưới đây:
a) Chín:
- Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học, hây hây má tròn.
(Tố Hữu)
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
(Tục ngữ)
b) Cắt:
- Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Truyền thuyết Hồ Gươm)
- Công việc trên mọi nẻo đường
Dục bỏ đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.
(Ca dao)
- Bài viết bị cắt một phần. (Dẫn theo Hoàng Phê)
- Họ cắt nhau suốt ngày vào cà khịa khiến Trũi không chịu nổi.
(Tô Hoài)
Phương pháp giải:
Chú ý phân biệt từ đa nghĩa (là từ có hơn hai nghĩa) với từ đồng âm (là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau).
Lời giải chi tiết:
a) Trong các câu ở a), chúng ta có:
- Từ đa nghĩa chín với các nghĩa: (quả) trưởng thành, có màu sắc đầy đủ, thường là đỏ hoặc vàng, thơm phức (Quýt nhà ai chín đỏ cây); giỏi, thành thạo trong nghề nghiệp (Một nghề cho chín...).
- Từ chín là tính từ có nghĩa: giỏi, thành thạo (Một nghề cho chín...) đồng âm với chín là số từ đứng sau số tám, trước số mười (... còn hơn chín nghề).
b) Trong những câu ở b), ta có:
- Từ đa nghĩa cắt với các nghĩa: đứt bằng vật sắc (...cắt cỏ); tách ra một phần để loại bỏ (Bài viết bị cắt một đoạn); chia nhau để thực hiện một việc theo lượt (Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa...).
- Từ cắt là danh từ chỉ loài chim săn mồi nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và sắc nhọn, bay rất nhanh (nhanh như cắt) đồng âm với cắt là động từ với các ý nghĩa đã nêu ở trên.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 25 Ngữ văn 6 Cánh diều
Giải câu đố sau và chỉ ra các từ đồng âm được sử dụng trong đó:
Mồm bò mà không phải mồm bò.
(Câu đố Việt Nam)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm khác nghĩa
Lời giải chi tiết:
a) Xác định ý nghĩa của từ bò trong các cụm từ mồm bò chúng ta thấy:
- Ở mồm bò đầu tiên, bò là động từ (chỉ việc di chuyển của động vật trên bề mặt), còn ở cụm từ mồm bò thứ hai, bò là danh từ (chỉ động vật nhai lại thức ăn, thường có hai móng, sừng rỗng và ngắn, nuôi để lấy sữa hoặc thịt).
b) Giải câu đố: con ốc sên.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 25 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Bài tập 4, SGK) Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây.
Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.
- Từ tiếng Pháp: automobile, tournevis, carton, sou, képi, câble.
- Từ tiếng Anh: TV (television).
a) Đó lần đầu tiên tôi thấy ô tô. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
b) Lúc đó, tôi vô cùng cảm phục những chủ thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
c) Khi tôi đọc sách, mọi thông tin vào đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
d) Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lệ phí. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
e) Tôi khẩn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
Phương pháp giải:
Đối chiếu với nguyên dạng để tìm nguồn gốc các từ mượn
Lời giải chi tiết:
- Các từ mượn tiếng Pháp: ô tô, tuốc nơ vít, cáp, xu, kết, các tông.
- Các từ mượn tiếng Anh: tivi.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 Bài tập tiếng Việt, SBT trang 25 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Bài tập 6, SGK) Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) cho biết:
Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
VỀ TỪ “NGỌT”
Ngọt biểu thị một khái niệm không thể thiếu trong đời sống vật chất và tình cảm con người. Ngay từ khi mới sinh ra, chúng ta đã cảm nhận được vị ngọt của sữa mẹ. Theo thời gian, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lời nói ngọt. [..]
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn vào khía cạnh vật chất của từ ngọt. [...] Ngọt từ mía, đường, mật ong hoặc từ trái cây khác biệt với ngọt từ canh cua, nước dùng nấu từ thịt, xương. [...]
Trong quá trình phát triển nghĩa của ngọt, chúng ta không thể bỏ qua một điểm quan trọng là người ta đã cảm nhận từ ngọt qua năm giác quan. Từ việc nếm vị ngọt bằng lưỡi, ta có thể ngửi thấy vị ngọt qua mùi, hai giác quan này hoạt động cùng nhau: cảm nhận hương vị ngọt ngào, hương thơm ngọt từ dứa rồi chúng ta cũng có thể thấy vị ngọt bằng mắt giữa những ngày xuân ngọt ngào, ánh nắng vàng ngọt như mật [ ]; hoặc sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận lưỡi dao sắc ngọt, cầm dao chặt thức ăn, […]. Từ đó, từ ngọt không còn chỉ là mùi vị của đường như ban đầu, và ngọt có thể được nghe qua tai như âm thanh ngọt ngào của dàn hát, giọng hát ngọt ngào mang một ý nghĩa trừu tượng, mặc dù lời nói ngọt cũng chỉ là lời nói dễ nghe mà thôi, và trong so sánh chúng ta vẫn dùng nói ngọt như mía mùa thu như là không bao giờ có sự phân biệt về ý nghĩa vậy [...].
(Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản Về từ “ngọt”
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, khái niệm 'ngọt' trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan sau:
- Lưỡi (cảm nhận vị ngọt của mía, đường,…).
- Mũi (cảm nhận hương thơm ngọt từ dứa).
- Mắt (cảm nhận ánh nắng vàng ngọt như mật).
- Tai (cảm nhận âm thanh ngọt ngào của dàn hát, giọng hát ngọt ngào)
- Phối hợp các giác quan (cảm nhận lưỡi dao sắc ngọt, cầm dao chặt thức ăn).