Câu 1
Câu 1 (trang 18, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Dòng nào sau đây mô tả chính xác thời tiết của mùa xuân ở miền Bắc và Hà Nội.
Phương pháp giải:
Chọn ra đặc điểm thời tiết đúng nhất của miền Bắc và Hà Nội dựa trên thông tin trong bài văn và kinh nghiệm cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn, có câu: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa phùn, gió se se lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huệ tình của cô gái đẹp như thơ mộng….”
→ Đáp án đúng: A. Trời có mưa phùn, gió se se lạnh.
Câu 2
Câu 2 (trang 18, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Tác giả yêu thích mùa xuân nhất vào khoảng thời gian nào?
Phương pháp giải:
Phân tích nội dung đoạn văn để xác định thời điểm mà tác giả yêu thích nhất để chọn ra đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn, tác giả viết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng,...”
→ Đáp án đúng: C. Sau ngày rằm tháng Giêng.
Câu 3
Câu 3 (trang 18, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Dòng nào sau đây mô tả đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn văn để tìm ra mô tả chính xác về trăng non tháng Giêng và chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn: “Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền” tác giả đã mô tả chính xác về vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng.
→ Đáp án đúng: A. Ánh trăng trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền.
Câu 4
Câu 4 (trang 18, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu nào dưới đây thể hiện trực tiếp tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong SGK, chú ý đến những chi tiết thể hiện tình yêu trực tiếp của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội. Sau đó so sánh và chọn ra đáp án chính xác.
Lời giải chi tiết:
Có thể nhận thấy, cảm xúc sâu lắng của văn bản là những rung cảm mạnh mẽ của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội, tác giả khi chứng kiến cảnh vật và con người trong mùa xuân đã không kìm nén được cảm xúc khi than thở rằng: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.”
→ Đáp án chính xác: B. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.”
Câu 5
Câu 5 (trang 19, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút qua một số biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc…)
Phương pháp giải:
Cần hiểu và phân tích về đặc điểm thể loại của văn bản. Đọc lại phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Thương nhớ mùa xuân trong SGK; chú ý đến các khía cạnh của văn bản như: chi tiết, ngôn ngữ,...
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, một số chi tiết thể hiện sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội vào sau rằm tháng Giêng, miêu tả cảnh đoàn tụ ấm áp của gia đình…. Ngôn ngữ của văn bản cũng phản ánh sự kết hợp này với sự hiện diện của nhiều từ miêu tả và hình ảnh đầy màu sắc và thơ mộng
Câu 6
Câu 6 (trang 19, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản gây ấn tượng đặc biệt với bạn? Vì sao?
Phương pháp giải:
Có thể chọn chi tiết từ văn bản hoặc một hình ảnh đặc biệt khi đọc văn bản để giải thích chi tiết đó cho các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản gây ấn tượng đặc biệt với bạn là miêu tả thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng. Việt Nam có ba vùng miền và mỗi vùng có đặc điểm khí hậu và thời tiết riêng biệt trong đó, mùa xuân và khí hậu miền Bắc rất đặc biệt với 4 mùa trong một năm. Vũ Bằng đã mô tả rất chân thực khung cảnh tháng giêng với sự thay đổi kỳ diệu của thời tiết và sự pha trộn giữa cảnh sắc thiên nhiên với cuộc sống con người tại đây.
Câu 7
Câu 7 (trang 19, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Bạn hiểu thêm điều gì về giá trị văn hóa dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?
Phương pháp giải:
Sau khi tìm hiểu và phân tích văn bản Thương nhớ mùa xuân, bạn có thể tự suy luận ra những giá trị văn hóa dân tộc từ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản, bạn hiểu nhiều hơn về văn hóa con người Hà Nội. Các chi tiết “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác” và 'Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết...Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường ngày' đã thể hiện đặc điểm văn hóa của người dân miền Bắc vào mỗi dịp trước và sau tết. Tết miền Bắc liên quan đến hình ảnh cây đào, bánh trưng, dưa hành... Khi hoa phai là lúc kết thúc Tết, cuộc sống trở lại bình thường với công việc bận rộn.
Câu 8
Câu 8 (trang 19, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định chủ đề và đặt tiêu đề cho văn bản trên.
b. Chỉ ra đặc điểm của thể loại tùy bút được thể hiện trong văn bản trên.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn bản và chú ý tới các ngữ liệu, chi tiết quan trọng cũng như xác định từ khóa trong câu hỏi để tìm nội dung trả lời phù hợp nhất với các câu hỏi được đặt ra.
Lời giải chi tiết:
a. Chủ đề của văn bản nói về tháng Ba ở miền Bắc với vẻ đẹp kỳ diệu, lạ thường, khiến lòng người say mê.
Tiêu đề có thể đặt là: Thương nhớ tháng Ba, tháng Ba miền Bắc…..
b. Đặc điểm của thể loại tùy bút thể hiện trong văn bản: Văn bản chứa nhiều đoạn văn kể lại sự kiện (không gian, cảnh sắc, thời tiết…) kèm theo suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của người viết (tình yêu, nỗi nhớ,...). Ngôn ngữ của văn bản rất sâu sắc với hình ảnh đẹp và thơ mộng.