Khi sở hữu một chiếc xe hơi, việc mua bảo hiểm xe hơi là cần thiết để bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố như xe bị hỏng, nhiều người vẫn còn thắc mắc về quy trình bồi thường và cách bảo hiểm xe hơi đền bù. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin cần biết về quy trình đền bù của bảo hiểm xe hơi!
Quy trình đền bù bảo hiểm xe hơi có thể khác nhau tùy theo từng công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, dưới đây là một quy trình phổ biến mà nhiều công ty bảo hiểm thường áp dụng:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu.
- Bước 2: Đánh giá tổn thất.
- Bước 3: Lựa chọn phương án khắc phục tốt nhất.
- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, xử lý bồi thường.
1. Tiếp nhận yêu cầu
Dành cho chủ xe:
Khi gặp tổn thất, chủ xe cần liên hệ qua Số điện thoại nóng được cung cấp trên Giấy chứng nhận Bảo hiểm (GCNBH) hoặc với cán bộ kinh doanh (có thể được cấp GCNBH) để yêu cầu hỗ trợ.
Chú ý: Chủ xe phải bắt buộc thông báo cho nhà cung cấp bảo hiểm và cơ quan chức năng trong các trường hợp sau đây:
- Tổn thất liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với bên thứ ba.
- Nguyên nhân gây ra tổn thất không rõ ràng hoặc thiếu căn cứ để xác định nguyên nhân.
- Giá trị tổn thất dự kiến trên 5 triệu đồng trừ trường hợp tổn thất nhỏ (như trầy xước, vỡ kính hoặc đèn…).
Bên cạnh đó, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cơ bản của xe như: giấy đăng ký, đăng kiểm, chứng minh nhân dân, bằng lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm,…
Dành cho nhà cung cấp bảo hiểm:
Khi tiếp nhận yêu cầu bồi thường như đã nêu, cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện các bước sau:
- Ghi lại các thông tin cơ bản của chủ xe như: Tên, số điện thoại, số giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Chuyển thông tin của chủ xe đến phòng xử lý bồi thường của đơn vị bảo hiểm. Ngoài ra, cán bộ tiếp nhận cũng có thể cung cấp thông tin về phòng xử lý bồi thường để chủ xe liên hệ trực tiếp.
2. Xác định tổn thất
Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất, trong thời gian không quá 24 giờ, cán bộ giám định bồi thường sẽ đến hiện trường tai nạn/sự cố để thu thập thông tin và điều tra vụ việc, trừ trường hợp đặc biệt:
- Vì các lý do về mặt khách quan không thể thăm hiện trường để thực hiện việc giám định.
- Trường hợp tổn thất đơn giản, dễ xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
- Tai nạn đã được Cảnh sát giao thông giải quyết theo quy định của pháp luật.
Phí giám định tổn thất của xe sẽ hoàn toàn do bảo hiểm chịu trách nhiệm, quý khách sẽ không phải chi thêm bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc giám định xe.
3. Lựa chọn phương án khắc phục tốt nhất
Sau khi giám định tổn thất của xe, công ty bảo hiểm sẽ chọn phương án bồi thường phù hợp nhất:
Đối với trường hợp sửa chữa:
- Trong trường hợp sửa chữa tại các cơ sở chính hãng, chi phí sẽ dựa trên bảng giá của nhà sản xuất.
- Nếu sửa chữa tại các cơ sở không phải của hãng, chủ xe và cơ sở sửa chữa sẽ phải thỏa thuận về giá cả dựa trên thị trường trước khi bắt đầu sửa chữa.
- Trường hợp chủ xe không mua điều khoản bổ sung “Lựa chọn cơ sở sửa chữa”: Bảo hiểm sẽ chỉ định cơ sở sửa chữa.
- Nếu khách hàng không đồng ý sửa chữa tại cơ sở do bảo hiểm chỉ định, chủ xe có quyền chọn sửa chữa tại một cơ sở khác. Phần chi phí tăng thêm do lựa chọn cơ sở sửa chữa khác sẽ do chủ xe thanh toán.
Đối với trường hợp bồi thường bằng tiền:
- Áp dụng cho những bộ phận dễ đánh giá thiệt hại, nhưng không có sẵn để thay thế trên thị trường.
- Khi chủ xe gặp tai nạn ở khu vực không có cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ thay thế, nhưng phải giải quyết tổn thất ngay lập tức.
4. Hoàn thiện hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Trong quá trình và khi kết thúc xử lý bồi thường bảo hiểm vật chất của xe ô tô, chủ xe cần tuân thủ và hợp tác theo hướng dẫn của cán bộ giám định bồi thường để bảo hiểm hoàn thiện và hoàn tất hồ sơ bồi thường một cách nhanh chóng và đơn giản nhất có thể.
Ở trên là một số thông tin liên quan đến quy trình đền bù bảo hiểm ô tô, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi cũng như cách xử lý tổn thất khi gặp sự cố liên quan đến ô tô. Đừng quên theo dõi MaMa Bảo hiểm để cập nhật thêm thông tin về bảo hiểm và nhận ưu đãi khi mua Bảo hiểm nhé!