1. Tiêu chảy khi mang thai
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy thường là do nhiễm khuẩn, virus hoặc do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Thực tế, tiêu chảy khi mang thai thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ giảm đi và trở nên yếu hơn. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng cẩn thận là cực kỳ quan trọng, vì hệ tiêu hóa của bà bầu thường yếu hơn so với người không mang thai.
Tiêu chảy khi mang thai thường xảy ra trong những tình huống sau:
-
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Sức đề kháng của mẹ bầu có phần yếu, suy giảm so với bình thường sẽ là cơ hội để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng đi ngoài.
-
Thực phẩm được sử dụng không phù hợp. Mặc dù bạn đã rất cẩn thận, tỉ mỉ lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Nhưng nếu thành phần không phù hợp với thể trạng, sức hấp thu của cơ thể thì cũng sẽ gây đi ngoài.
-
Tình trạng dị ứng. Có rất nhiều thai phụ phải đối mặt với tình trạng dị ứng sữa tươi, đồ lạ, thực phẩm nhiều dầu, mỡ,… Điều này gây ra tình trạng khó tiêu, là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và đi ngoài là cách để có thể tống chúng ra ngoài.
Mẹ bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không là một vấn đề được nhiều người quan tâm
2. Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không
Tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian mẹ bầu bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày. Trong thời gian này, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề do tiêu chảy gây ra. Do đó, mẹ bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không, và câu trả lời là có, với những ảnh hưởng xấu như sau.
Đe dọa tính mạng
Có nhiều trường hợp, khi bị tiêu chảy, người mẹ thường gặp các triệu chứng như nôn mửa. Nếu tình trạng kéo dài, sức khỏe của người mẹ sẽ suy kiệt, mệt mỏi và mất nước nghiêm trọng. Việc điều trị kịp thời là cần thiết, nếu không có thể gây sốc mất nước, thậm chí làm đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Có khả năng gây sảy thai
Người mẹ bị tiêu chảy thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đặc biệt là ở vùng quanh rốn. Có những cơn đau dữ dội, có thể giảm dần khi tiêu chảy. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung, đây là mối đe dọa lớn đối với sự an toàn của thai nhi.
Tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm đau bụng dữ dội có thể gây nguy cơ sảy thai
Trẻ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm
Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường yếu hơn so với người bình thường. Người mẹ khi mang thai bị tiêu chảy thường trở nên mệt mỏi, ít ăn, suy kiệt cơ thể, làm cho thai nhi không nhận được đủ chất lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, phát triển chậm và thậm chí gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Trong trường hợp mẹ bị tiêu chảy khi mang thai và không được cấp cứu, điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp do cấp cứu muộn và sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị, dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Tình trạng tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
3. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng tiêu chảy khi mang thai
Ngoài việc hiểu về tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không, các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tình trạng này cũng rất quan trọng. Bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện sức khỏe và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy không mong muốn:
-
Bổ sung nhiều nước: Mẹ bầu cần hạn chế uống các loại nước ngọt, nước có ga. Thay vào đó, nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết.
-
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi: Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ làm mệt mỏi cơ thể mẹ bầu. Cần có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ, giúp giảm bớt sự mệt mỏi.
-
Duy trì chế độ ăn uống vệ sinh: Trong quá trình mang thai, mẹ cần tuân thủ chế độ ăn chín, uống sôi. Tránh ăn đồ chín tái, rau sống, gỏi, tiết canh,… Hạn chế đồ ăn ngoài hàng, đồ nhiều dầu mỡ.
-
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất béo vượt quá mức. Các loại hải sản hoặc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài khi ăn nên tránh xa.
-
Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy: Gạo, bánh mì, chuối, cháo, sữa chua đều là những thực phẩm tốt cho cơ thể giúp giảm tiêu chảy một cách hiệu quả.
-
Không tự ý sử dụng thuốc: Mẹ bầu không nên tự mua và sử dụng thuốc khi bị tiêu chảy nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nên thăm khám đều đặn để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp, tránh gây hại cho thai nhi.
Tăng cường bổ sung nước, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống khoa học có thể giúp giảm tình trạng đi ngoài
Dưới đây là một số thông tin giải đáp về việc mẹ bầu đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Mẹ bầu cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng đi ngoài, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.