1. Phân biệt đau kinh và đau bụng do nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau bụng, việc nhận biết dấu hiệu sẽ giúp phụ nữ phân biệt và xử lý tình trạng này hiệu quả hơn. Đau kinh thường là cảm giác đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới, xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh.
Đau bụng kinh tạo ra không ít phiền toái đối với nhiều chị em
Mức độ đau ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, và nếu có yếu tố bệnh lý hoặc nguyên nhân khác tác động, đau có thể kéo dài hơn.
Ngoài cảm giác đau bụng, chị em sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu đặc trưng khi chu kỳ kinh nguyệt đang gần hoặc đang diễn ra như:
- Cảm giác đau, mệt mỏi ở vùng lưng dưới.
- Buồn nôn và có thể nôn mửa.
- Đau đầu, cảm giác chóng mặt.
- Bụng căng, khó tiêu.
- Cảm giác căng thẳng ở vùng vú.
- Bụng căng trước kèm theo cảm giác đau nhức, tăng nhiều hơn vào buổi sáng sớm.
- Tiết nhiều mồ hôi hơn thông thường.
- Khó tiêu, phân sống.
Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh không cần phải đến bác sĩ, tuy nhiên nếu đau quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bạn nên đi kiểm tra y tế chuyên sâu.
2. Nguyên nhân gây ra cơn đau bụng trong thời kỳ đèn đỏ
Đau bụng kinh được gây ra bởi sự biến đổi của nội tiết tố trong cơ thể trong khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác cũng gây ra tình trạng này.
2.1. Do sự biến đổi của nội tiết tố
Khi đến kỳ kinh, hormone prostaglandin được sản xuất nhiều hơn, làm co bóp tử cung và đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn đau bụng xuất hiện do hormone này, thường đi kèm với tiêu chảy và buồn nôn. Khi niêm mạc tử cung bong ra hoàn toàn sau vài ngày của chu kỳ kinh, sự sản xuất prostaglandin giảm đi và cơn đau bụng cũng giảm theo.
Sự tăng hormone prostaglandin là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Đối với trường hợp đau nặng do prostaglandin, việc sử dụng thuốc giảm đau dạng ibuprofen sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
2.2. Liên quan đến việc sử dụng vòng tránh thai
Việc đặt vòng tránh thai vào tử cung giúp ngăn chặn trứng sau khi đã được thụ tinh không thể gắn vào tử cung để phát triển. Dụng cụ này có thể là nguyên nhân khiến đau bụng kỳ kinh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi sử dụng.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng sau khi sử dụng vòng tránh thai kèm theo các dấu hiệu như chu kỳ không đều, xuất hiện máu ra nhiều hoặc ít bất thường, dịch âm đạo có mùi khó chịu, đau khi quan hệ, bạn cần phải đi kiểm tra sức khỏe sớm tại cơ sở y tế.
2.3. Liên quan đến các vấn đề về sức khỏe
Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm tình trạng đau bụng kỳ kinh trở nên nghiêm trọng hơn như:
Lạc niêm mạc tử cung: Khi các tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở những vị trí khác trong cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, hay mô lót trong hố chậu.
U xơ tử cung: Xuất hiện khối u xơ gây áp lực cho tử cung, gây đau khi ra kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Gây ra thay đổi nội tiết trước kỳ kinh nguyệt 1 - 2 tuần, đồng thời làm cơn đau bụng kinh trở nên kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Hẹp cổ tử cung: Khi cổ tử cung có kích thước quá nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp lực tử cung và gây đau bụng.
Viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục xâm nhập gây ra.
Viêm nhiễm vùng chậu có thể làm cho đau bụng kỳ kinh trở nên nặng hơn
2.4. Liên quan đến chế độ dinh dưỡng
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm cho cơn đau bụng kỳ kinh trở nên nặng hơn, bao gồm các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều muối như khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp,… làm cho cơ thể giữ nước nhiều hơn và gây ra tình trạng đầy hơi, đau bụng.
- Tiêu thụ lượng caffeine lớn: Chất này làm tăng tình trạng đầy hơi, kích thích tử cung gây ra đau bụng kinh nặng hơn.
- Chất béo động vật: Chủ yếu là các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, gây ra tình trạng đầy hơi, đau vú, và mụn khi đến kỳ kinh. Acid arachidonic, có trong chất béo động vật, cũng tăng sản xuất hormone prostaglandin trong cơ thể, gây co bóp tử cung mạnh mẽ và làm đau bụng nặng hơn.
- Thực phẩm giàu đường: Việc tiêu thụ nhiều đường có thể gây viêm và đau bụng khi kinh nguyệt.
- Rượu: Rượu làm tăng tình trạng đau bụng khi đến kì kinh nguyệt bằng cách làm cơ thể giữ nước và tăng sản xuất hormone prostaglandin.
Nhìn chung, các trường hợp đau bụng trong kỳ kinh do thực phẩm hoặc thay đổi nội tiết tố có thể được khắc phục và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nếu nguyên nhân là bệnh lý hoặc thiết bị tránh thai, cần kiểm tra để tránh biến chứng nguy hiểm.
3. Giảm đau bụng kinh với một số biện pháp đơn giản
Đau bụng kinh kéo dài và nặng nề ở nhiều phụ nữ gây ra cảm giác mệt mỏi, không thể thực hiện công việc và sinh hoạt hàng ngày. Trong tình huống này, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau:
Chườm nóng giúp giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt hiệu quả
3.1. Chườm nóng
Chườm nóng bằng đệm sưởi ấm hoặc chai nước nóng giúp lỏng cơ, giảm đau bụng kinh. Nếu có thời gian, bạn có thể thả mình vào bồn nước ấm để cơ bụng, lưng và chân được thư giãn.
3.2. Tập thể dục
Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi dạo hoặc thực hiện các bài tập căng cơ có thể kích thích sản xuất hormone endorphin - loại 'thuốc giảm đau' tự nhiên.
3.3. Massage
Massage vùng bụng giúp thư giãn các cơ xương chậu và là một biện pháp hiệu quả để giảm đau bụng. Hiệu quả có thể được tăng cường nếu kết hợp với tinh dầu hoa hồng, hạnh nhân, quế hoặc đinh hương.
3.4. Uống trà nóng
Các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể và rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt như trà thì là, trà hoa cúc,…
3.5. Sử dụng thuốc giảm đau
Mặc dù không khuyến khích sử dụng thuốc giảm đau, nhưng nếu các biện pháp chăm sóc trên không hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng. Thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin, Tylenol có thể giúp giảm viêm, giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh hiệu quả ngay lập tức.
Đau bụng kinh dữ dội có thể yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau
3.6. Tăng lượng sắt trong cơ thể
Khiến cơ thể mất máu nhiều trong kì kinh nguyệt, tình trạng đau bụng kinh thường khiến phụ nữ cảm thấy kiệt sức. Đặc biệt, khi máu ra nhiều, cơ thể dễ bị thiếu sắt, làm cho đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc bổ sung sắt là rất quan trọng để điều trị hiệu quả và lâu dài.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ.