1. Mục đích của xét nghiệm INR là gì?
Khi thực hiện một số xét nghiệm sức khỏe như xét nghiệm đông máu từng phần (PTT), xét nghiệm quy trình đông máu (PT), bệnh nhân thường được yêu cầu lấy mẫu chỉ số INR. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ chức năng của xét nghiệm này. Vậy, xét nghiệm INR là gì? Thực tế, INR là một hình thức xét nghiệm đo thời gian cần thiết để máu đông lại. Để kiểm tra chính xác, bác sĩ dựa vào bảng tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế.
Chỉ số INR là gì? Xét nghiệm INR mang lại lợi ích gì?
Theo các bác sĩ, xét nghiệm INR thường được thực hiện để kiểm tra một số vấn đề như sau:
-
Xác định nguyên nhân gây ra một số hiện tượng bất thường ở bệnh nhân, chẳng hạn như tình trạng bầm tím hoặc chảy máu không kiểm soát.
-
Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc điều trị và phòng ngừa tình trạng máu đông, chẳng hạn như Coumadin (Warfarin),...
-
Kiểm tra các yếu tố đông máu để phát hiện tình trạng thiếu hụt dẫn đến rối loạn chảy máu, điển hình là bệnh khó đông máu di truyền.
-
Đánh giá khả năng hấp thụ vitamin K của cơ thể, loại vitamin quan trọng trong việc sản xuất Prothrombin và các yếu tố giúp đông máu.
-
Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi tiến hành một số tiểu phẫu, phẫu thuật, hoặc thủ thuật có nguy cơ gây chảy máu.
Đánh giá mức độ an toàn cho các ca phẫu thuật nguy hiểm
-
Đánh giá hiệu quả hoạt động của gan. Thông thường, khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm liên quan đến gan sẽ được yêu cầu kiểm tra nồng độ Prothrombin. Điển hình là xét nghiệm đánh giá mức độ tổn thương gan (Aspartate Aminotransferase),...
-
Kiểm tra khả năng hấp thu các yếu tố đông máu của cơ thể nhằm đánh giá mức độ đông máu hoặc tình trạng máu không đông.
2. Ý nghĩa của các chỉ số INR
Ngoài câu hỏi về mục đích xét nghiệm INR, bạn đọc cũng mong muốn bác sĩ giải thích ý nghĩa các chỉ số INR trên phiếu kết quả. Thực tế, bảng tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế đã phân chia kết quả xét nghiệm INR thành hai loại rõ rệt. Do đó, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết khả năng đông máu của mình dựa trên thông số INR trên phiếu kết quả. Cụ thể như sau:
2.1. Chỉ số INR bình thường
Mặc dù bệnh nhân phải thực hiện kiểm tra INR theo yêu cầu của bác sĩ, nhưng không phải phòng xét nghiệm nào cũng cung cấp kết quả cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân được nhận phiếu kết quả xét nghiệm, họ có thể so sánh thông số INR để biết mình có trong khoảng bình thường hay không. Thực tế, những người có chỉ số INR từ 0.8 đến 1.2 được coi là có chỉ số INR bình thường.
Chỉ số INR bình thường nằm trong khoảng 0.8 đến 1.2
Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu, chỉ số INR cần nằm trong khoảng từ 2 đến 3 để được xem là bình thường. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng thuốc Coumadin, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng để kéo dài thời gian Prothrombin, thường là từ 1.5 đến 2.5 lần so với mức bình thường.
2.2. Chỉ số INR bất thường
Nếu kết quả INR của bệnh nhân dưới 2, bác sĩ sẽ kết luận rằng thuốc chống đông không hiệu quả. Ngược lại, nếu kết quả trên 3, thuốc chống đông đang ở mức hiệu lực quá cao. Một số trường hợp hiếm gặp có chỉ số INR lên đến 4.5, nhưng mức này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm INR
Để kết quả xét nghiệm chính xác, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc sản phẩm chức năng đang hoặc đã sử dụng, vì một số chất có thể ảnh hưởng đến kết quả INR. Thông thường, xét nghiệm này dựa trên mẫu máu mao mạch từ đầu ngón tay. Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng que thử tẩm Thromboplastin và lấy mẫu máu từ tĩnh mạch để kiểm tra.
Quá trình lấy mẫu xét nghiệm INR diễn ra như thế nào?
Quy trình đo chỉ số INR bao gồm những bước nào? Để hiểu rõ hơn về quy trình xét nghiệm INR, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin dưới đây:
3.1. Lấy mẫu máu mao mạch từ đầu ngón tay
Trước khi lấy máu từ mao mạch đầu ngón tay, bác sĩ cần chuẩn bị một số dụng cụ y khoa như kim bấm, máy xét nghiệm INR cầm tay, bông, bơm tiêm, ống lấy mẫu xét nghiệm, cồn sát khuẩn, que thử giấy, v.v. Khi đã có đủ dụng cụ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm theo các bước sau:
-
Khởi động máy xét nghiệm và cho máy tiếp nhận thẻ mã hóa que thử.
-
Kết nối que thử giấy với máy xét nghiệm qua khe cắm.
-
Kiểm tra máy đã tiếp nhận que thử. Nếu máy sẵn sàng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
-
Sát khuẩn đầu ngón tay trỏ của người lấy mẫu. Vuốt dọc ngón tay trỏ từ trong ra ngoài để máu dồn về đầu ngón tay.
-
Dùng bút bấm kim chích nhẹ vào đầu ngón tay để lấy máu. Lưu ý chích nhẹ với lực vừa đủ.
-
Bóp nhẹ đầu ngón tay vừa chích để máu chảy ra thành một giọt đầy.
Nhỏ giọt máu từ đầu ngón tay lên máy xét nghiệm
-
Nhỏ giọt máu lên vị trí nhận máu ở đầu que thử.
-
Chờ khoảng 1 - 2 phút để máy hiển thị kết quả trên màn hình.
3.2. Lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay
Để tiến hành xét nghiệm INR bằng máu từ tĩnh mạch cánh tay, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
-
Dùng dải thun quấn quanh cánh tay phía trên để ngăn dòng máu chảy về tim. Điều này giúp tĩnh mạch ở cánh tay dưới chứa nhiều máu hơn và dễ dàng chích kim vào tĩnh mạch.
-
Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng phù hợp.
-
Xác định vị trí lấy máu chính xác.
-
Tiến hành buộc garo.
-
Sát khuẩn vị trí lấy máu.
-
Tiến hành lấy máu và sau khi đủ lượng máu trong ống mẫu, tháo garo ra.
Dùng gạc hoặc bông y tế để băng lên vết thương
-
Sử dụng bông hoặc miếng gạc sạch đặt lên vị trí vừa bị kim chích.
-
Dùng lực vừa phải để tạo áp lực lên vị trí tĩnh mạch đã lấy máu, sau đó băng vết thương lại.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số INR trong các xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, mọi người còn được chia sẻ chi tiết về quá trình lấy mẫu máu để xét nghiệm.