Đề bài: Giải thoát A Phủ, Mị cũng đã giải thoát bản thân khỏi gánh nặng với nhà Pá Tra.
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
- Khái quát lại cuộc đời và số phận của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
- Mị trong đêm đông giải thoát A Phủ:
+ Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: 'Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay', vì cảnh tượng ấy đã diễn ra trong nhà Thông lí thường xuyên.
+ Nhưng 'Mị lé mắt trông sang... một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại', giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: giải thoát A Phủ.
+ Hệ quả tất yếu là Mị phải chạy trốn theo A Phủ, vì Mị biết: 'ở đây thì chết mất'.
=> Hành động giải thoát A Phủ cũng chính là hành động giải thoát vô hình của cuộc đời Mị ở nhà thống lí Pá Tra, giải thoát cuộc đời mình.
=> Giải thoát A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị là hành động vùng dậy tự phát của người nô lệ miền núi cao Tây Bắc, phản ứng lại đối với sự cai trị tàn bạo của bọn thống trị, nhằm mục đích tự giải phóng.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
Bài mẫu
BÀI LÀM
Trong 'Vợ chồng A Phủ', chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ không chỉ là một hành động anh dũng mà còn là biểu tượng của sự tự giải thoát và phản kháng. Đúng như đã nói, hành động này không chỉ giải thoát A Phủ mà còn giải thoát Mị khỏi sự cai trị tàn bạo của nhà thống lí Pá Tra. Cuộc đời khốn khó của Mị dường như được tác giả Tô Hoài vẽ lên từng nét để nhấn mạnh tinh thần phản kháng và lòng yêu đời của nhân vật. Bằng những hình ảnh sống động và sâu sắc, Tô Hoài đã khiến cho cuộc đấu tranh giữa lòng yêu nước và sự bất công trở nên hiện hữu và đầy cảm xúc trong tâm trí độc giả.
Phạm Thanh
Trường THPT Hàm Rồng