Key takeaways |
---|
|
Khái niệm về sự lo lắng khi thi cử
Khái niệm về lo âu khi thực hiện bài đọc
Sự căng thẳng khi đọc ngoại ngữ là cảm giác lo lắng và lo ngại khi người học phải đọc bằng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ (Rajab, 2012). Sự căng thẳng khi đọc được xem như là "biến số trung gian xuất hiện giữa việc đọc một văn bản và xử lý ý nghĩa thực tế của nó. Do đó, nó có thể làm chậm quá trình hiểu và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của bài đọc, gây ra tâm lý tự ti cho người học.
Horwitz và đồng nghiệp trong nghiên cứu của họ về lo âu ngoại ngữ trong 30 học kỳ đầu tiên của lớp học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Nhật. Từ nghiên cứu này, họ phát hiện rằng căng thẳng khi đọc ngoại ngữ thực sự tồn tại và có tác động đáng kể đến hiệu suất học ngôn ngữ đó. Những sinh viên có mức độ lo âu khi đọc thấp thường có kết quả học tập tốt hơn so với những người có mức độ lo âu cao.
Kết quả tương tự cũng được Sellars chứng minh trong nghiên cứu của mình với 89 người tham gia từ khóa học học kỳ thứ ba và một khóa học giao tiếp trung cấp tiếng Tây Ban Nha tại đại học. Trong nghiên cứu, họ phát hiện rằng lo âu khi đọc là một biến số riêng biệt trong quá trình học ngoại ngữ. Sinh viên cho biết họ cảm thấy hơi lo lắng khi phải đọc bằng ngôn ngữ thứ hai so với các hoạt động khác. Nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên lo âu cao hơn thường nhớ lại ít nội dung đoạn văn so với những người không gặp nhiều lo âu. Tổng thể, nghiên cứu cho thấy hiệu suất đọc của sinh viên bị ảnh hưởng bởi lo âu khi đọc.
Nguyên nhân gây lo âu khi làm bài đọc
Kết quả tương tự cũng được phát hiện trong nghiên cứu vào năm 2014 của Subasi, các tác giả còn chỉ ra rằng sự căng thẳng khi làm bài kiểm tra đọc được gây ra bởi sự không tương khớp giữa nội dung bài học và bài kiểm tra. Cụ thể, các đối tượng nghiên cứu cho biết họ cảm thấy lo lắng khi phải làm các bài kiểm tra đọc có chứa các kiến thức hoặc loại câu hỏi họ chưa từng gặp, dù trước đó đã dành rất nhiều thời gian ôn tập tài liệu được giao trên lớp.
Tương tự, nếu người học có những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến việc đọc hoặc các buổi học đọc, đặc biệt là khi cách ứng xử của giáo viên khi sửa lỗi quá khắt khe, sẽ khiến họ căng thẳng, dẫn đến làm bài kém.
Các gợi ý
Gợi ý dành cho giáo viên
Hướng dẫn kỹ thuật dự đoán nghĩa từ vựng
Từ vựng là một rào cản gây ra sự căng thẳng khi đọc của đa số người học, đặc biệt là trong bài thi IELTS Reading, với các từ vựng học thuật hiếm gặp. Do đó, kỹ năng dự đoán từ vựng là quan trọng để giúp họ giảm căng thẳng khi làm bài đọc, các cách nhận diện từ vựng phổ biến bao gồm:
Dự đoán từ vựng dựa vào thành phần của từ: tiền tố (prefix), gốc từ (root words), và hậu tố (suffix).
Dự đoán từ vựng dựa vào ngữ cảnh.
Hướng dẫn các cấu trúc văn phạm thường được ứng dụng trong IELTS Reading
Mỗi ngôn ngữ sẽ có những cách viết, cách sắp xếp thành phần trong câu, cùng với các điểm ngữ pháp, thì khác nhau, do đó, cung cấp cho người học đầy đủ và chi tiết thông tin về văn phạm của tiếng Anh sẽ giúp việc phân tích thành phần câu, cũng như hiểu nghĩa của câu dễ dàng hơn, bởi thành phần chính trong câu (chủ ngữ, động từ chính) mới là thứ quan trọng để xác định ý nghĩa của câu. Từ đó, căng thẳng gây ra bởi việc không thể hiểu nghĩa bài đọc cũng sẽ được giảm, họ cũng nhận biết rõ rằng việc hiểu mọi thứ trong bài đọc là không thực tế (Horwitz, 2001).
Hướng dẫn cho người học các chiến lược xử lý các dạng bài đọc IELTS Reading khác nhau
Bài thi đọc IELTS Reading thường sẽ có các dạng bài nhất định (Multiple choice, Map labeling, etc.), người học sẽ phải sử dụng các kỹ năng khác nhau theo từng dạng bài (skimming, scanning, ect.) . Khi đã có các kiến thức và kỹ năng nền tảng cho bài đọc, người học sẽ cảm thấy bớt căng thẳng khi đọc hơn khi đối mặt với chúng.
Cung cấp cho người học tài liệu ôn tập phù hợp
Theo nghiên cứu của Bensoussan (2012), khi người học cảm thấy họ nhận được sự khuyến khích từ giáo viên và sự hỗ trợ từ chương trình giáo dục (khóa học, hệ thống) dưới hình thức các câu hỏi và các bài kiểm tra mẫu trước khi tham gia bài kiểm tra thật, họ sẵn sàng học chăm chỉ hơn và dường như ít lo lắng hơn. Việc này cũng có thể áp dụng với bài kiểm tra IELTS Reading, giáo viên có thể cung cấp cho người học nhiều nguồn tài liệu với các dạng bài, chủ đề thường xuyên xuất hiện trong bài thi này để người học chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với chúng trong phòng thi tốt hơn.
Tạo ra môi trường học tập thoải mái và chuẩn bị tâm lý cho người học
Bằng cách đem lại một môi trường học tập ít áp lực (giáo viên sửa lỗi một cách nhẹ nhàng, đồng thời khuyến khích người học một cách tích cực, với tiêu chí rằng lỗi sai là việc không thể tránh khỏi khi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai), người học, sẽ có trải nghiệm tốt hơn với việc làm bài đọc (Young, 1991). Kết quả là, trải nghiệm tốt với bài đọc sẽ giúp họ có tâm lý tốt và bình tĩnh hơn khi đối mặt với chúng trong phòng thi. Ngoài ra, việc chuẩn bị tâm lý cho người học về khả năng gặp khó khăn hoặc căng thẳng khi làm bài đọc cũng cần thiết (Saito et al., 1999). Nhận thức được sự căng thẳng là có thể xảy ra và đương nhiên trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ khác mang lại sự yên tâm hơn cho người học có mức độ căng thẳng cao (Sellers, 2000).
Gợi ý dành cho người học
Hiểu rõ cấu trúc văn phạm và kỹ năng đoán nghĩa của câu
Trở ngại khi đọc bài IELTS cũng được gây ra bởi vấn đề không thể hiểu nghĩa của câu do các câu văn trong bài đọc IELTS thường được triển khai khác với tiếng Việt, đồng thời còn bao gồm các thông tin phụ, khiến người đọc có tâm lý phải hiểu hết tất cả mọi thứ mới xác định được ý nghĩa chính của một câu. Do đó, thuần thục các cấu trúc văn phạm thường gặp trong bài IELTS Reading để xác định chủ ngữ, động từ chính trong câu là vô cùng cần thiết để xử lý văn bản, việc này giúp người học hiểu nghĩa của câu dễ dàng, cũng như tiết kiệm thời gian trong phần thi.
Nắm chắc kỹ năng đoán từ vựng
Các từ vựng mới lạ, học thuật trong bài IELTS Reading cũng là một trong những yếu tố gây ra sự căng thẳng cho người đọc, bởi thế, phát triển kỹ năng đoán từ vựng dựa vào các thành phần của từ, cũng như ngữ cảnh, sẽ giúp người học xử lý văn bản tốt hơn, giảm áp lực khi tham gia bài thi.
Chuẩn bị đầy đủ kiến thức về bài các dạng bài đọc IELTS Reading và chiến lược xử lý chúng
Việc trang bị đầy đủ thông tin về dạng bài khác nhau trong IELTS Reading và cách xử lý chúng, kèm với các kỹ năng phù hợp (skimming, scanning, ect.).. Từ đó, người học sẽ có thể chuẩn bị trước tinh thần, và sẵn sàng đối mặt với khó khăn bài đọc gây ra, giảm sự căng thẳng trong phòng thi.
Ôn tập với các tài liệu phù hợp và chính thống
Hiện nay với sự phổ biến của bài thi IELTS, có vô số các nguồn tài liệu mà người đọc có thể tìm thấy trên mạng, tuy nhiên, mức độ chính thống của các dạng bài và độ khó thường không tương ứng với đề thi IELTS thật. Do đó, khi nội dung ôn tập không trùng khớp với các dạng bài ở bài thi thật, người học sẽ dễ dàng cảm thấy hoang mang, căng thẳng trong phòng thi, và cuối cùng là dẫn đến các kết quả không như mong đợi. Người học có thể yêu cầu giáo viên giao, cũng như đề xuất các nguồn sách luyện đề phù hợp, hoặc có thể tham khảo các tài liệu chính thống sau đây:
Bộ sách Cambridge IELTS 1-19
Bộ sách Collins for IELTS
Chuẩn bị tinh thần ổn định trước kỳ thi
Nhận thức rằng sự căng thẳng trong bài thi đọc là điều khó tránh và là một phản ứng tâm lý tự nhiên giúp người học chuẩn bị tinh thần tốt hơn để đối mặt với kỳ thi, từ đó giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là đối với những học sinh dễ bị căng thẳng (Sellers, 2000).
Tóm tắt
Danh sách tài liệu tham khảo
Calvo, Manuel G., et al. “Chiến lược đọc bù đắp trong lo âu thi cử.” Anxiety, Stress, & Coping, vol. 7, no. 2, July 1994, https://doi.org/10.1080/10615809408249338.
Cheng, Yuh-show. “Phát triển và xác thực sơ bộ bốn công cụ đo lo âu trong kỹ năng ngôn ngữ thứ hai.” System, vol. 68, Aug. 2017, https://doi.org/10.1016/j.system.2017.06.009.
Ergene, Tuncay. Các can thiệp hiệu quả trong việc giảm lo âu thi cử: Phân tích tổng hợp - Tuncay Ergene, 2003, journals.sagepub.com/doi/10.1177/01430343030243004. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
Horwitz, Elaine K., et al. “Lo âu trong lớp học ngoại ngữ.” The Modern Language Journal, vol. 70, no. 2, 1986, https://doi.org/10.2307/327317.
Horwitz, Elaine. “Lo âu ngôn ngữ và thành tích học tập.” Annual Review of Applied Linguistics, vol. 21, Jan. 2001, https://doi.org/10.1017/s0267190501000071.
Rajab, Azizah, et al. “Lo âu khi đọc trong ngôn ngữ thứ hai.” Procedia - Social and Behavioral Sciences, vol. 66, Dec. 2012, https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2012.11.279.
Saito, Yoshiko, et al. “Lo âu khi đọc trong ngôn ngữ ngoại.” The Modern Language Journal, vol. 83, no. 2, June 1999, https://doi.org/10.1111/0026-7902.00016.
Sellers, Vanisa D. “Lo âu và hiểu bài đọc trong tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ.” Foreign Language Annals, vol. 33, no. 5, Sept. 2000, https://doi.org/10.1111/j.1944-9720.2000.tb01995.x.
Young, Dolly Jesusita. “Tạo môi trường lớp học ít lo âu: Nghiên cứu lo âu ngôn ngữ gợi ý điều gì?” The Modern Language Journal, vol. 75, no. 4, 1991, https://doi.org/10.2307/329492.