1. Bệnh Giang mai là gì?
Giang mai là loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Tương tự như HIV, giang mai có thể lây truyền qua đường máu hoặc đường tình dục. Quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ làm cho vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
Ngoài ra, tiếp xúc với dịch tiết từ các vết thương trên da hoặc niêm mạc tổn thương do giang mai cũng là một cách lây nhiễm bệnh.
Giang mai là một trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Thai nhi có thể bị lây nhiễm bệnh từ mẹ từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, khi vi khuẩn giang mai xâm nhập qua dây rốn vào máu thai.
Theo thống kê, phụ nữ có tỉ lệ cao mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hơn nam giới do cấu tạo dạng mở của bộ phận sinh dục nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ở nữ giới có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như phát ban ngoài da, đau xương khớp, viêm loét bộ phận sinh dục và thậm chí ảnh hưởng đến các nội tạng.
2. Các giai đoạn và triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh thường sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh và phát triển trong vòng 90 ngày, được chia thành 3 giai đoạn.
2.1. Giai đoạn 1
Trong khoảng 3 tuần đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh. Sau thời gian này, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh giang mai như săng và hạch.
Vị trí thường gặp nhất của căn bệnh là ở niêm mạc sinh dục. Đây là những vết trợt nông, không có gờ nổi cao, có thể hình bầu dục hoặc hình tròn với kích thước từ 0,5 - 2 cm, đáy săng có màu đỏ tươi, bóp không đau và cứng (gọi là săng cứng).
Săng giang mai thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé hoặc mép âm hộ đối với nữ giới và ở bìu, quy đầu, miệng sáo hoặc dương vật đối với nam giới. Ngoài niêm mạc sinh dục, săng cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi,...
Giang mai có thể xuất hiện ở vùng miệng, môi hay lưỡi
Sau khi xuất hiện săng trong khoảng từ 5 - 6 ngày, sẽ bắt đầu xuất hiện hạch. Hạch sưng to thành chùm ở vùng bẹn, trong đó có hạch chúa là một hạch lớn nhất.
2.2. Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn khi bạn bắt đầu nhiễm bệnh. Giai đoạn này thường xảy ra sau khi xuất hiện săng khoảng 45 ngày và có thể kéo dài trong 2 - 3 năm. Lúc này, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các vùng bị vết sần bắt đầu hình thành và có hiện tượng nhiễm trùng.
Có thể xuất hiện tình trạng loét ở những phần da bị viêm loét và phỏng nước vùng da niêm mạc gây nguy hiểm. Không những thế, vết thương nổi mủ và lan rộng do những phần da xung quanh bị tổn thương.
Người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do hiện tượng nổi mủ và cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
2.3. Giai đoạn 3
Bệnh diễn tiến nặng nhất ở giai đoạn này. Không chỉ riêng bộ phận cơ quan sinh dục bị tổn thương mà các bộ phận khác của cơ thể như cơ bắp, gan và tim cũng bắt đầu bị tấn công. Thậm chí, khi bệnh tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm.
3. Một vài lưu ý cần ghi nhớ đối với người mắc bệnh giang mai
Như đã đề cập ở trên, khi bệnh giang mai đã tiến triển đến giai đoạn 3 thì rất nguy hiểm. Do đó, ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào ở cơ quan sinh dục nghi là liên quan đến bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
Để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bệnh nhân cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe bản thân hiện tại cùng với tiền sử bệnh (nếu có). Đồng thời, bệnh nhân cũng cần trung thực và nêu rõ về đời sống tình dục của bản thân vì đây là cơ sở giúp bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Bệnh nhân cần cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực
Ngoài ra, với những thông tin được bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn phù hợp để hạn chế tối đa việc lây lan bệnh cho những người thân xung quanh.
4. Các phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay
Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giang mai có thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác thông qua các phương pháp sau:
Xét nghiệm với kính hiển vi trường tối: thường được áp dụng ở giai đoạn ban đầu của bệnh vì lúc này vi khuẩn giang mai chưa thâm nhập vào máu của người bệnh.
Xét nghiệm với phản ứng sàng lọc RPR: thường được áp dụng đối với những bệnh nhân ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai.
Xét nghiệm bằng cách tìm kháng thể đặc hiệu: có 2 loại xét nghiệm bao gồm xét nghiệm TPHA định tính và định lượng. Xét nghiệm định tính được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán lâm sàng bệnh giang mai. Sau đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục làm xét nghiệm định lượng để theo dõi nếu kết quả xét nghiệm định tính là dương tính.
Xét nghiệm giang mai với phản ứng sàng lọc RPR
5. Địa chỉ khám giang mai uy tín và an toàn
Hiện nay, với nhu cầu ngày càng tăng của người dân, các trung tâm chăm sóc sức khỏe mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn kỹ càng để không gặp phải tình trạng 'tiền mất, tật mang'.
Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh, xét nghiệm uy tín tại Hà Nội mà không thể bỏ qua đó là Bệnh viện Đa khoa Mytour với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Với hơn 24 năm phát triển cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Mytour sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, an toàn và chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa Mytour với trang thiết bị xét nghiệm hiện đại