I. Giáo án STEM lớp 1 định dạng Word
1. Bài học STEM: An toàn khi di chuyển trên đường
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Tự nhiên xã hội | - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường. Nêu được các phòng tránh thông qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video. - Nhận biết một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông. (Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông). Biết một số quy định về đi bộ qua đường. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến những quy định về An toàn trên đường. |
Môn học tich hợp | Toán | - Nhận biết được vị trí: Trên – dưới, trái – phải, trước – sau, ở giữa. - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật, hình vuông, hình tròn thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật. |
Mỹ thuật | - Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. - Sử dụng được các vật liệu có sẵn để thực hành sáng tạo. - Sử dụng hình, màu, vật liệu phù hợp và sáng tạo để sáng tạo và trang trí cho sản phẩm. |
2. Bài học STEM: Đồng hồ 12 giờ
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Toán | - Thực hiện được việc đọcđọc, viết đúng giờ trên đồng hồ. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng. |
Môn học tích hợp | Mĩ thuật | - Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. - Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. - Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. - Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành sáng tạo. |
3. Bài học STEM: Cột đèn hiệu giao thông
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 1, Thời gian: 2 tiết
Thời điểm thực hiện: Khi dạy về việc quan sát và nhận diện các hình dạng của hình phẳng và hình khối đơn giản. (môn Toán)
Giới thiệu bài học:
Nội dung môn Toán yêu cầu đạt được như sau:
- Xác định được các vị trí và hướng trong không gian: trên-dưới, trái-phải, trước-sau, ở giữa.
- Nhận diện được khối lập phương và khối chữ nhật qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thể thật.
Để đáp ứng các yêu cầu, trong bài học STEM: Cột đèn hiệu giao thông, học sinh sẽ tạo ra cột đèn hiệu giao thông theo nhiều phương pháp khác nhau.
Nội dung chính và tích hợp trong bài học:
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Toán | - Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên-dưới, phải-trái, trước-sau, ở giữa. - Nhận dạng được khối lập phương, khối hợp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. |
Môn học tích hợp | Mỹ thuật | - Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. - Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành sáng tạo. - Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. - Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo. |
Tự nhiên và Xã hội | - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video. - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông. |
4. Bài học STEM: Dụng cụ gấp áo
Chủ đề: DỤNG CỤ GẤP ÁO
Môn học chính: Toán
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Thời điểm tổ chức
Khi giảng dạy bài cuối cùng trong chủ đề Hình phẳng và hình khối (môn Toán)
Mô tả bài học
- Nội dung môn Toán yêu cầu đạt được liên quan đến việc lắp ghép và sắp xếp các hình phẳng để tạo thành hình mới như sau:
- Nhận diện và thực hiện việc lắp ráp, sắp xếp hình khối bằng cách sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật liệu thực tế.
Để hoàn thành yêu cầu này, trong bài học STEM “Dụng cụ gấp áo”, học sinh sẽ tạo ra một dụng cụ gấp áo bằng cách kết hợp 4 tấm bìa hình chữ nhật để tạo thành một hình chữ nhật lớn như chiếc áo gia đình và có các phần có thể gấp mở.
................
5. KHBD STEM: Búp bê di động
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC STEM
Thời gian: 4 tiết
Thời gian tổ chức: Khi dạy chủ đề Con người và Sức khoẻ trong môn Tự nhiên và Xã hội (bài Cơ thể em và bài Vận động và nghỉ ngơi).
Thông tin Bài học STEM:
Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có yêu cầu đạt được như sau:
+ Nhận diện tên và chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thể.
+ Phân biệt được giới tính nam và nữ.
+ Xác định các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua việc quan sát tranh ảnh hoặc video; liên hệ với các hoạt động hàng ngày của bản thân và chỉ ra những hoạt động cần nhiều thời gian để duy trì sức khỏe tốt.
Bài học STEM “Búp bê vận động” được sử dụng để thay thế phần nội dung tương ứng trong các bài của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trong các bộ sách.
Kết nối tri thức với cuộc sống | Chân trời sáng tạo | Cánh diều |
Bài 20/28: Cơ thể em Bài 23/28: Vận động và nghỉ ngơi | Bài 22/32: Cơ thể của em Bài 26/32: Em vận động và nghỉ ngơi | Bài 14/21: Cơ thể của em Bài 17/21: Em vận động và nghỉ ngơi |
Khi tham gia bài học STEM này, học sinh không chỉ nắm bắt các kiến thức cần thiết theo chương trình mà còn thực hành nhóm để làm một búp bê bằng giấy bìa cứng, chọn các hình dạng phù hợp để đại diện cho từng bộ phận cơ thể (như: hình tròn lớn làm đầu; hình chữ nhật dài làm chân, tay; hình chữ nhật lớn làm thân; hình tròn nhỏ làm tay, chân,...) và có thể xoay ở các vị trí cổ, vai, khuỷu tay, đầu gối để mô phỏng các tư thế khi vận động hoặc đứng yên.
Bài học STEM này cung cấp cơ hội cho học sinh thực hành nhận diện các hình chữ nhật, hình tròn,... giúp củng cố kiến thức môn Toán; làm quen với vật liệu mới như ghim cánh phượng (yếu tố công nghệ) và kỹ thuật xoay hai mảnh giấy bìa cứng. Bài học cũng phát triển khả năng hợp tác nhóm để hoàn thành sản phẩm.
II. Giáo án điện tử STEM cho lớp 1
1. Bài học STEM lớp 1: Khám phá qua khay học Toán