Giao thức liên lạc (tiếng Anh: communication protocol, thường gọi là protocol) còn được biết đến với các tên như giao thức giao tiếp, giao thức mạng, giao thức tương tác hoặc giao thức trao đổi thông tin. Đây là một tập hợp các quy tắc chuẩn cho phép các thực thể trong hệ thống thông tin trao đổi dữ liệu qua các kênh truyền thông. Giao thức định nghĩa quy tắc, cú pháp, ngữ nghĩa, đồng bộ hóa trong quá trình truyền thông, và có thể bao gồm các phương pháp xử lý lỗi trên đường truyền. Giao thức có thể được thực hiện trên phần cứng, phần mềm hoặc cả hai.
Khái quát
Các giao thức truyền thông cho mạng máy tính có tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách tin cậy qua các kênh truyền thông không hoàn hảo.
Trên Internet, có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền tải thông tin. Dưới đây là một số giao thức tiêu biểu:
- TCP (Giao thức kiểm soát truyền tải): thiết lập kết nối giữa các máy tính để gửi dữ liệu. Nó chia dữ liệu thành các gói (packet) và đảm bảo việc truyền tải thành công.
- IP (Giao thức Internet): định tuyến (route) các gói dữ liệu qua Internet, đảm bảo dữ liệu đến đúng đích.
- HTTP (Giao thức truyền tải siêu văn bản): hỗ trợ trao đổi thông tin (chủ yếu là siêu văn bản) qua Internet.
- FTP (Giao thức truyền tập tin): cho phép truyền tải tập tin qua Internet.
- SMTP (Giao thức chuyển thư đơn giản): cho phép gửi thư điện tử (e-mail) qua Internet.
- POP3 (Giao thức bưu điện phiên bản 3): hỗ trợ nhận thư điện tử qua Internet.
- MIME (Mở rộng thư Internet đa mục đích): mở rộng giao thức SMTP, cho phép gửi các tập tin nhị phân, video, âm nhạc,... qua thư điện tử.
- WAP (Giao thức ứng dụng không dây): cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động.
- Giao thức không kết nối (Connectionless protocol)
- Giao thức hầm (Tunneling protocol)
- Cấu trúc mạng
Các liên kết bên ngoài
- W3C, tổ chức phát triển nhiều tiêu chuẩn Internet (tiếng Anh)
- Danh sách các giao thức mạng máy tính (tiếng Anh)