Với người Việt, việc chuẩn bị bàn cỗ Rằm tháng Giêng là rất quan trọng vì có câu 'Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng'. Bàn cỗ đầu năm sẽ giúp gia chủ đón một năm mới tròn đầy, ấm no và may mắn
1. Xôi gấc
Đĩa xôi gấc từ lâu đã là một món không thể thiếu trong bàn cỗ Rằm tháng Giêng, cúng ông bà tổ tiên. Màu đỏ của xôi gấc mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Chuẩn bị xôi gấc đòi hỏi công phu và tỉ mỉ, từ chọn gạo đến thổi xôi, để đạt được vị thơm, dẻo, màu sắc rực rỡ. Gấc phải đỏ tươi, thịt gấc dày, kết hợp cùng gạo nếp thơm. Khi nấu, cần đảo đều để gạo chín đều, giữ nguyên hương vị và độ dẻo mềm.
2. Gà luộc
Món gà luộc từ xưa đến nay luôn xuất hiện trong những bàn cỗ dâng lên ông bà tổ tiên trong các dịp lễ. Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến mà còn mang ý nghĩa cầu được những điều tốt lành, phúc đức đầy đủ. Vì vậy, gà luộc luôn là món ăn không thể thiếu trong mọi bữa cỗ.
Món miến gà được chế biến từ nước luộc gà và phần lòng gà, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị mâm cỗ mà vẫn giữ được sự trọn vẹn và ngon miệng.
4. Dưa món
Trong bữa cỗ mặn truyền thống, vị chua của món dưa món luôn là một phần quan trọng, tạo nên hương vị đậm đà cho những ngày đầu năm. Đặc biệt, việc chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán giúp mâm cỗ cúng Rằm trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều.
5. Tôm chiên
Truyền thống thường chọn món nem rán cho mâm cỗ mặn, nhưng ngày nay, tôm chiên xù trở thành lựa chọn phổ biến vì cách làm nhanh gọn mà vẫn đảm bảo đầy đủ hương vị cho mâm cỗ.
6. Rau xào
Món rau xào thập cẩm thường kết hợp nhiều loại đậu và rau củ xanh tươi mát. Không chỉ giúp cân bằng vị ngon trong bữa cơm mà còn mang ý nghĩa cầu tài, sung túc quanh năm.
Theo afamily
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:
>> Gợi ý mâm cỗ và cách cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng
>> Cách cúng rằm tháng Giêng để hút tài lộc suốt cả năm