Phân tích chi tiết cho thấy mức tiêu thụ điện của Google và Microsoft trong năm nay tương đương với mức tiêu thụ điện của Azerbaijan (có 10,14 triệu dân) và cao hơn nhiều quốc gia khác như Iceland, Ghana, Jordan, Cộng hoà Dominica và Tunisia.
Sự so sánh này làm nổi bật nhu cầu năng lượng lớn của các công ty công nghệ cao cũng như tác động đáng kể của các trung tâm dữ liệu do Google và Microsoft vận hành đến môi trường. Tuy nhiên, so sánh mức tiêu thụ điện và khả năng kiếm tiền của 2 công ty này với một số quốc gia được đề cập ở trên như thế nào?Hình ảnh của một trung tâm dữ liệu của Microsoft
Mức tiêu thụ điện năng khổng lồ của Google và Microsoft nhấn mạnh sự cần thiết của việc thảo luận về tính bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo trong ngành công nghệ. May mắn thay, cả hai công ty đều đang dẫn đầu trong việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong ngành.
Thực tế cho thấy Google đã từ lâu là nhà tiên phong trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Từ năm 2007, công ty đã đạt trạng thái trung hoà carbon và đặt mục tiêu hoạt động bằng năng lượng không carbon 24/7 tại tất cả các trung tâm dữ liệu của mình vào năm 2030. Năm ngoái, Google đã thông báo về việc tiếp tục đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và mở rộng danh mục để bao gồm thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời và các nguồn năng lượng khác.
Về phía Microsoft, họ đã cam kết trở thành công ty tiêu âm carbon vào năm 2030, với mục tiêu loại bỏ nhiều carbon hơn từ môi trường so với lượng carbon mà họ phát thải. Năm 2023, Microsoft đã tăng danh mục tài sản năng lượng tái tạo lên hơn 19,8 gigawatt, bao gồm các dự án tại 21 quốc gia khác nhau. Công ty cũng đang nỗ lực giảm khí thải từ hoạt động trực tiếp và giải quyết lượng khí thải gián tiếp, đặc biệt là lượng khí thải liên quan đến xây dựng các trung tâm dữ liệu và các thành phần phần cứng mới.
Tomshardware