Reading có thể được xem là kỹ năng dễ ôn luyện tại nhà nhất so với các kĩ năng còn lại. Để giúp người học, đặc biệt là những bạn có mong muốn tự ôn thi tại nhà, trong bài viết này, tác giả sẽ hướng dẫn người đọc cách tự luyện thi IELTS Reading tại nhà qua bộ sách Cambridge IELTS.
Key takeaways |
---|
1. Việc tự học nói chung và tự luyện thi IELTS Reading nói riêng sẽ không quá khó khi người học có quyết tâm cũng như có tính tự giác cao. 2. Bộ sách Cambridge IELTS luôn cập nhật xu hướng mới nhất của đề thi IELTS nên sẽ là một nguồn tài liệu hợp lí cho phần luyện đề. 3. Các bước ôn luyện thông qua việc giải đề:
4. Áp lực thời gian là một trong những khó khăn cho các thí sinh khi làm bài IELTS Reading. Do vậy, người học nên áp dụng cách “đọc 1 lần” một đoạn văn nào đó và trả lời tất cả những câu hỏi có thể trả lời để tránh đọc lại lần 2 gây mất thời gian. |
Is Self-Studying for IELTS Reading at Home Difficult?
Người học có thể cảm thấy chán khi học một mình vì không có bạn bè hoặc thầy cô để cùng trao đổi về những thắc mắc trong khi làm bài.
Việc tự luyện giải đề Reading tại nhà có thể sẽ mất thời gian hơn khi người học phải tự tra cứu, tìm hiểu nghĩa của một số từ hoặc cụm từ trong bài so với việc hỏi trực tiếp giáo viên.
Khi không có môi trường, hoặc không có sự giám sát của giáo viên, người học rất dễ trì hoãn và khó ép mình học liên tục trong một hoặc hai tiếng như ở lớp.
Tuy nhiên, việc tự học nói chung và tự luyện thi IELTS Reading nói riêng sẽ không quá khó khi người học có quyết tâm cũng như có tính tự giác cao. Nếu người học cố gắng và luôn tự tạo động lực cho bản thân thì việc tự ôn thi Reading là điều hoàn toàn có thể.
Guide to Self-Study for IELTS Reading at Home using Cambridge IELTS Books
Introduction to the Cambridge IELTS Books
Bộ sách Cambridge IELTS được xuất bản bởi trường Đại học Cambridge. Bộ sách luôn cập nhật xu hướng mới nhất của đề thi IELTS nên sẽ là một nguồn tài liệu hợp lí cho phần luyện đề. Sách phù hợp với người học ở trình độ từ band 3.5 IELTS trở lên, đặc biệt đối với các bạn đã nắm rõ cấu trúc của kỳ thi IELTS và đang trong giai đoạn ôn thi.
Hiện tại bộ sách đã có 17 cuốn (Cambridge IELTS 1 —> Cambridge IELTS 17), tuy nhiên nội dung của những cuốn phát hành sau sẽ bám sát đề thi hiện tại hơn nên người học có thể cân nhắc luyện tập các đề trong cuốn số 10 tới 17.
Để biết rõ hơn thông tin chi tiết về bộ sách này, người đọc có thể tham khảo ở bài viết sau: Giới thiệu bộ sách Cambridge IELTS – Review chi tiết
Steps to practice Reading skills through solving practice tests
Bước 1: Giải đề và một số lưu ý
Người học có thể giải đề trực tiếp trên sách Cambridge IELTS hoặc trên các trang mạng thi thử IELTS có các bộ đề trích từ bộ sách này, tuy nhiên việc giải đề trực tiếp trên sách sẽ thuận tiện hơn cho người học trong việc đánh dấu và ghi chú các từ vựng trong bài.
Đề thi IELTS Reading gồm có 3 bài đọc và 40 câu hỏi. Trong khoảng thời gian đầu, người học có thể tập giải bài đọc đầu tiên ở mỗi đề vì đây thường là bài đọc có các câu hỏi dễ nhất so với cả 3 bài.
Sau khi đã khá quen với việc trả lời các câu hỏi ở bài đọc đầu tiên, người học cố gắng tập giải cả 3 bài đọc trong một đề để cải thiện sự tập trung của mình, đặc biệt là khoảng thời gian gần thi. Lí do là vì nếu không luyện tập thường xuyên, việc đọc 3 bài đọc trong suốt 60 phút sẽ khiến người đọc dễ rơi vào trạng thái “hôn trầm” - tức là mặc dù có vẻ vẫn đang cố gắng tập trung đọc và hiểu, nhưng thật ra lại không thể tiếp nhận được nội dung đang đọc. Điều này sẽ tồi tệ hơn khi đi thi thật vì thí sinh phải chịu thêm áp lực thời gian, dẫn đến việc “đuối sức đọc” ở bài đọc số 3.
Bước tiếp theo người học nên làm mỗi khi giải đề là hãy giới hạn thời gian làm bài trong 60 phút giống như khi thi thật và làm liên tục toàn bộ đề thi chứ không giải tách rời từng bài. Điều này giúp người học làm quen với áp lực thời gian trong khi giải đề, đồng thời cải thiện và tăng mức độ tập trung của não bộ trong một khoảng thời gian dài.
Lưu ý: Người học không nên sử dụng bất kì công cụ hỗ trợ nào như từ điển trong lúc làm bài nếu đi theo cách giải đề trong bài viết này, và cố gắng làm bài như thể người học đang ở trong phòng thi.
Bước 2: Kiểm tra đáp án và theo dõi điểm số
Sau khi làm bài xong, người học sẽ tiến hành kiểm tra đáp án và tự chấm xem mình đạt ở mức bao nhiêu điểm, người học có thể tham khảo cách quy đổi điểm Reading ở đây:
Người học ghi chú lại số điểm mình đạt được vào trang đầu tiên của đề hoặc sổ tay để tiện theo dõi. Việc ép mình giải đề như đang ở trong phòng thi và sau đó mới kiểm tra đáp án giúp người học biết được khả năng của mình đang ở đâu một cách khách quan nhất, đồng thời việc ghi chú và theo dõi điểm số qua các đề thi giúp người học biết được bản thân có tiến bộ hơn sau mỗi lần làm bài hay không.
Lưu ý: Độ khó ở mỗi đề thi trong bộ sách Cambridge IELTS có thể sẽ chênh lệch nhau, do vậy nếu kết quả bài làm lần sau thấp hơn những lần trước, người học có thể kiểm tra bảng độ khó của các đề thi Reading trong bộ sách Cambridge IELTS theo nhận định của một số thầy cô để có cái nhìn đúng nhất, tránh buồn rầu cũng như nản chí khi điểm số bị hạ xuống.
Người học có thể tham khảo bảng độ khó của thầy Liêu Quốc Sơn ở link sau, lưu ý bảng độ khó này chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân: Bảng phân loại độ khó các Test trong sách Cambridge 7-16
Bước 3: Dịch bài đọc và học từ vựng
Đây là bước tốn nhiều thời gian nhất và cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến việc cải thiện điểm số của người học.
Sau khi kiểm tra đáp án, người học sẽ tìm hiểu lại những câu mình đã làm sai để hiểu được lý do tại sao và rút kinh nghiệm. Việc giải đề Reading không chỉ yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ mà còn yêu cầu kỹ năng tư duy, đọc hiểu, do vậy nếu người học không thể hiểu tại sao đáp án lại như vậy thì có thể tham khảo thêm Hướng dẫn giải chi tiết các đề trong sách Cambridge IELTS của Mytour để biết rõ lý do tại sao lại chọn đáp án này mà không phải đáp án khác, sách hướng dẫn giải chi tiết này sẽ cung cấp cụ thể đoạn thông tin chứa đáp án trong bài đọc cũng như giải thích các cụm từ trong bài đọc có nghĩa tương đồng với những cụm từ trong câu hỏi và đáp án.
Sau khi xem hướng dẫn giải chi tiết cũng như nghiên cứu lại toàn bộ câu hỏi trong đề, người học khoan hãy vội giải đề mới mà thay vào đó là dành thời gian dịch lại bài đọc và học từ vựng trong bài. Trong quá trình dịch bài, người học có thể tra từ thông qua từ điển và ghi chú nghĩa của từ trực tiếp lên bài đọc vì việc này giúp người đọc xem lại bài thuận tiện hơn khi cần ôn lại. Nếu ghi chú từ vựng vào một cuốn sổ khác thì những này từ sẽ không còn nằm trong ngữ cảnh cụ thể, dẫn tới việc khó nhớ từ hơn.
Để nhớ tốt một từ vựng, người học phải bắt gặp từ vựng này ít nhất khoảng 5 lần. Do vậy, sau khi dịch bài và học từ xong, người học có thể tiến hành giải đề mới và thực hiện các bước tương tự, tuy nhiên người học cần dành thời gian mỗi tuần để đọc lại những bài đọc cũ và ôn lại từ trong đó.
Như vậy, nếu xét việc giải toàn bộ 1 đề Reading hoàn chỉnh, người học sẽ cần khoảng 60 phút để giải đề, 5 phút kiểm tra đáp án và khoảng 2 tiếng để nghiên cứu, dịch bài, và học từ vựng, tổng thời gian sẽ là hơn 3 tiếng. Tuy việc luyện tập như vậy mất khá nhiều thời gian nhưng người học cần hiểu rằng “chất lượng” quan trọng hơn “số lượng”, nếu chỉ tập trung giải càng nhiều đề càng tốt mà không học kĩ, hiểu sâu những bài mình đã làm thì việc cải thiện điểm số là rất khó.
Chiến lược tiết kiệm thời gian khi làm bài IELTS Reading
Áp lực thời gian là một trong những thách thức đối với thí sinh khi làm bài IELTS Reading. Giả sử thí sinh có 120 phút thay vì 60 phút để trả lời 40 câu hỏi, dĩ nhiên tổng số câu trả lời đúng sẽ nhiều hơn vì đôi khi việc chọn sai đáp án không phải là do thí sinh không hiểu câu hỏi, không biết cách trả lời mà là do không có đủ thời gian để đọc hiểu. Do đó, biết cách tiết kiệm thời gian khi làm bài là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người đọc:
Các câu hỏi trong bài thi thường theo thứ tự nội dung của bài đọc, nhưng cũng có sự chồng chất giữa các loại câu hỏi. Vì vậy, người đọc nên đọc từ 1 đến 2 câu hỏi của mỗi loại và ghi nhớ kỹ để khi đọc xong một đoạn văn, có thể biết được thông tin trong đó có thể được sử dụng để trả lời bao nhiêu câu hỏi.
Ví dụ, một bài đọc có 13 câu hỏi chia thành hai loại: Đối chiếu tiêu đề (câu 1-6) và Đúng/Sai/Không có thông tin (câu 7-13). Khi làm bài, người đọc không chỉ đọc câu hỏi của loại 1, mà còn đọc khoảng 2 câu hỏi của loại 2 để biết vị trí của đoạn văn mà họ sẽ tìm câu trả lời cho câu 7-13. Hơn nữa, khi tìm tiêu đề cho mỗi đoạn để trả lời câu 1-6, người đọc cũng nên tìm đáp án cho câu 7-13 để tránh phải đọc lại đoạn văn lần thứ hai.
Đối với loại câu hỏi Đúng/Sai/Không có thông tin hoặc Có/Nhưng không có thông tin, người đọc nên đọc 2 câu hỏi trước thay vì chỉ đọc 1 câu và bắt đầu tìm câu trả lời, vì nếu câu đầu tiên là KHÔNG CÓ THÔNG TIN thì thí sinh sẽ mất rất nhiều thời gian mà không có thông tin cụ thể. Việc đọc 2 câu hỏi sẽ an toàn hơn trong tình huống này, vì thí sinh có thể tìm được câu trả lời cho câu 2 trong khi đang trả lời câu 1.
Kết luận
“Thina Explanation”. Bhikkhu Bodhi (2003), A Comprehensive Manual of Abhidhamma, Pariyatti Publishing, https://en.wikipedia.org/wiki/Th%C4%ABna
Tự Học – Tài Liệu Đọc. Online Engagement and Teaching Hub, https://lf.westernsydney.edu.au/engage/activity/self-study-reading-material
Cách đào tạo lại não bộ căng thẳng của bạn và tìm lại sự tập trung, The Guardian (2021), https://www.theguardian.com/lifeandstyle/2021/oct/22/how-to-retrain-your-frazzled-brain-and-find-your-focus-again