Tác giả
Tác giả Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).
- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
- Nợ nước, thù nhà → theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng → viết Bình Ngô đại cáo.
- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.
- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.
- 1440 quay lại chốn quan trường.
- 1442: oan Lệ Chi Viên → tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
→ Tổng kết:
+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...
- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...
b. Giá trị văn chương
* Văn chính luận:
- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
* Thơ trữ tình:
- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.
- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
→ Kết luận:
+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.
Tác phẩm
Bạch Đằng Hải Khẩu
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
2. Tóm tắt:
- Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
3. Bố cục
Chia văn bản thành 4 phần:
- Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng
- Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này
- Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.
- Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
- Cảm hứng lịch sử:
+ Quan sát Bạch Đằng, nhìn đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử. Cảnh núi non hiểm trở như một bãi chiến trường với “giáo gươm chìm gãy” đã gợi những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa quang cảnh.
+ Câu thơ “Hào kiệt công danh đất ấy từng” gợi nhớ đến những anh hùng hào kiệt Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo với những chiến công lẫy lừng để bảo vệ đất nước trên dòng sông này.
- Cảm hứng thế sự: Đó là nỗi thất vọng của nhà thơ đối với thực tại xã hội. Những chiến công oanh liệt những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện đã qua, “vắng” trong hiện tại. Thời đại đang sống khác hoàn toàn với cảnh oai hùng ngày xưa. Triều đại khởi đầu thật oanh liệt, nhưng bây giờ chỉ còn khiến cho người ta lo lắng bâng khuâng.
2. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông được thể hiện trong cảm hứng lịch sử của bài thơ. Nhà thơ đến cửa biển Bạch Đằng, vừa miêu tả được khung cảnh hùng vĩ tráng lệ, vừa gợi nhắc đến chiến tích trên sông Bạch Đằng. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng gắn liền với tên tuổi của những anh hùng hào kiệt. Đó không chỉ là niềm tự hào về lịch sử giữ nước anh hùng mà còn là niềm tự hào về khí phách dân tộc.
3. Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.