Dù đã vượt qua tuổi thanh xuân và đang bước vào giai đoạn trưởng thành, Halo 2 vẫn không hề mất đi sức hút, vẫn là một tượng đài trong mắt cộng đồng game thủ.
Hai thập kỷ sau khi ra mắt, Halo 2, đứa con thứ hai trong bộ ba huyền thoại của Bungie, vẫn là một trong những tựa game FPS mang tính cách mạng, thậm chí còn vượt xa người tiền nhiệm của nó.

Dịch vụ Xbox Live mà Microsoft phát triển đã giúp Halo 2 không chỉ là một tựa game chơi một lần, mà còn trở thành hiện tượng toàn cầu, nơi hàng triệu game thủ có thể đối đầu trực tiếp trong các trận chiến kỹ thuật số khắp nơi trên thế giới.
Một số bản đồ tuỳ chỉnh, những thứ đã trở thành biểu tượng và là dấu ấn không thể thiếu của những năm 2000, giờ đây lại được hồi sinh mạnh mẽ trong Halo 2. Cộng đồng đã tiếp thêm sức sống cho tựa game này, kêu gọi thêm nhiều người tham gia vào phong trào chơi game mới mẻ này.

Cuối cùng, Bungie cũng đã chính thức cung cấp các công cụ hỗ trợ người chơi tạo ra nội dung với sự ra đời của Forge trong Halo 3. Tuy nhiên, cộng đồng không cần phải chờ đợi quá lâu để thấy những sáng tạo này xuất hiện.
Chế độ chơi Infected đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ cộng đồng, với gameplay tương tự chế độ Zombie trong Đột Kích - một người bị “lây nhiễm” sẽ phải truyền bệnh cho những người còn lại bằng Energy Sword. Từ đó, chế độ này bùng nổ và thu hút một lượng lớn game thủ trung thành.

Tower of Power là một chế độ chơi đầy tốc độ, tận dụng bản đồ Ascension từ Halo 2 để tạo ra một trò chơi phòng thủ kịch tính. Hai đội cạnh tranh để chiếm giữ tháp chính, được trang bị một khẩu súng máy hùng mạnh, có thể tiêu diệt bất kỳ Spartan nào xâm nhập. Đây chính là một trong những yếu tố đã khiến cộng đồng game thủ dậy sóng.
Mặc dù còn rất nhiều tính năng hấp dẫn khác, nhưng tất cả đã kết thúc khi Microsoft ngừng hỗ trợ tính năng trực tuyến của Halo 2 vào năm 2010. Đây là một mốc sự kiện mà tất cả game thủ Halo 2 trên toàn thế giới không bao giờ quên, không phải vì cốt truyện, mà vì sự sáng tạo không giới hạn từ cộng đồng Halo 2 toàn cầu.