Đã từ lâu, đường được xem như một nguyên nhân gây hại lớn, đặc biệt là trong nước ngọt. Cùng khám phá xem lượng đường trong nước ngọt có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.
Nước ngọt ngày càng trở thành một thứ uống gây nghiện, như thuốc lá vậy. Chúng là thức uống có đường gây hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài. Hãy tìm hiểu rõ hơn về tác hại của lượng đường trong nước ngọt.
Trong một đoạn video ngắn được phát hành bởi Sở Y tế tiểu bang New York, Hoa Kỳ, một người đàn ông xuất hiện với hai tay cầm một bao thuốc lá và một chai nước ngọt. Anh ta hỏi rằng: 'Trong hai thứ này, thứ nào tôi nên đưa cho trẻ con của mình?'.
Dĩ nhiên là thuốc lá không được, nhưng nước ngọt cũng không tốt hơn vì 'Nó chứa tới 15 thìa cà phê đường, có thể gây hại cho răng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng dẫn đến ung thư'.
Đây là một phần của chiến dịch truyền thông được triển khai bởi Sở Y tế tiểu bang New York. Đoạn video này là thông điệp kêu gọi các phụ huynh không nên cho con uống nước ngọt.
Nước ngọt cũng giống như một loại thuốc lá mới
Không chỉ ở New York, mà ở Vương quốc Anh, giáo sư dịch tễ học lâm sàng Simon Capewell từ Đại học Liverpool đã phát biểu:
'Đường giờ đây được coi là một loại thuốc lá mới. Ở mọi nơi, đồ uống có đường và đồ ăn vặt đang đe dọa trẻ em và các bậc phụ huynh, đó là điều mà ngành công nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không để ý đến sức khỏe cộng đồng.'
Sau Anh và Mỹ, Canada là quốc gia tiếp theo nâng tiếng cảnh báo về tình trạng tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường.
Một nghiên cứu của Đại học Waterloo năm 2016 đã chỉ ra rằng: Tiêu thụ đồ uống có đường ở Canada có thể dẫn đến hơn 3 triệu người béo phì, gần nửa triệu trường hợp tiểu đường type 2, 300.000 người mắc bệnh tim, 100.000 trường hợp ung thư và hơn 63.000 trường hợp tử vong trong 25 năm tới.
Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard đã chỉ ra rằng: Người tiêu thụ từ 1 đến 2 đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng đến 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng.
Uống một lần mỗi ngày tăng nguy cơ lên đến 15%. Ngoài tiểu đường, bạn cũng có thể mắc các bệnh mạch máu, thận, dây thần kinh, mắt và tổn thương thính giác. Nước ngọt còn có thể gây tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, gây nhiễm trùng (nặng có thể bị cắt cụt chi).
Lượng đường trong một số loại nước ngọt phổ biến ở Việt Nam
Sting
Trong 330ml nước Sting có chứa 62,4g đường, tương đương với 14 thìa cà phê đường.
Coca Cola
Trong 330ml nước ngọt Coca Cola có chứa 36,3g đường, tương đương 8 thìa cà phê đường.
Mountain Dew
Trong 550ml nước Mountain Dew có chứa 62,5g đường, tương đương 14 thìa cà phê đường.
Revice
Trong 390ml nước Revice chứa 27g đường, tương đương 6 thìa cà phê đường.
Nước tăng lực Samurai
Trong 390ml nước tăng lực Samurai có chứa 78g đường, tương đương 17 thìa cà phê đường.
Trà C2
Trong 500ml nước trà C2 có chứa 50 - 70g đường, tương đương 10 - 15 thìa cà phê đường.
Pepsi
Trong 390ml Pepsi có chứa 41g đường, tương đương 9 thìa cà phê đường.
Hãy xem bạn nên tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế WHO, đối với mỗi bữa ăn trung bình 2.000 calo, bạn không nên nạp quá 10% calo đến từ đường.
Để rõ hơn, bạn có thể áp dụng quy tắc “chia cho 4” để tính ra lượng đường tương đương. 10% của 2.000 là 200 calo, sau đó chia cho 4 tương đương với 12 thìa cà phê đường.
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra mức đường trong 1 ngày phù hợp cho từng nhóm người:
Đường cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt là từ nước ngọt. Lượng đường trong nước ngọt cao, nên các phụ huynh cần hạn chế cho con uống quá nhiều.
Bạn nên quan tâm đến:
- Tránh uống quá nhiều nước tăng lực để tránh tác hại
- Có nên uống 1 lon Coca Cola mỗi ngày? Bạn cần uống bao nhiêu là đủ
- Những thực phẩm kết hợp với nước ngọt có gas có thể gây hại