Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đến vùng Soluta (sau hai ngày mệt mỏi trên chiếc xe đưa đón của trường), tôi nghĩ tôi phải đi mua thêm thức ăn vì tôi chỉ mang đủ cho hai ngày trên đường. Lúc đó tôi đã không nghe lời mẹ, sao lại như vậy nhỉ?
Ngày trước khi đi, mẹ tôi nhìn thấy tôi vui vẻ chuẩn bị và nhận ra rằng tôi mang rất ít thức ăn.
Mẹ tôi: Con mang có vậy thôi thì sao ăn đủ được chứ, con yêu?
Tôi: Con nghĩ thế là đủ rồi.
Mẹ tôi quyết định không nghe tôi và cho thêm rất nhiều đồ vào balo của tôi như cá tươi, pate, cá khô, cỏ bạc hà và bánh kẹo.
Tôi: Thôi mẹ ơi, nhà mình không còn gì ngoài những thứ này. Nếu mẹ cho con thì gia đình mình sẽ ăn gì trong những ngày con đi?
Mẹ tôi nghe điều đó, cô đơn im lặng, khuôn mặt u ám, những giọt nước mắt tuôn trào trên bàn tay đã chai sạn, tôi hiểu lý do mẹ đang khóc. Bà luôn tự trách bản thân vì không thể mang lại cho hai đứa con của mình những ngày tháng hạnh phúc như người khác, những bữa ăn tráng lệ như những gia đình khác, thay vào đó chúng tôi chỉ có thể ăn những thức ăn bình dân, phải làm việc vất vả để giúp mẹ.
Tôi: Mẹ ơi! Đừng khóc nữa. Tất cả không phải là lỗi của mẹ.
Mẹ tôi: Không, tất cả đều là lỗi của mẹ. Tại mẹ mà gia đình mình… không giống như những người khác.
Ba tôi đi ngang qua, ông ôm tôi và mẹ tôi, ông nói:
- Không phải do ai cả, số phận đã được trời ban cho chúng ta. Đừng tự trách nữa em ơi!
Sau đó, tôi bỏ lại những thức ăn mẹ cho vào balo vì lo sợ trong những ngày tôi đi, gia đình sẽ phải chịu đói.
Tôi đang nghĩ trong lòng: 'Làm sao mà tìm được tiệm bán đồ ăn cho mèo đây nhỉ?'
Ngay khi tôi mới nói xong, trước mắt tôi là một tiệm bánh ngọt. Vì tôi thích ăn bánh nên đây là lựa chọn hợp lý với tôi.
Ở cửa vào của tiệm bánh có một chiếc chuông, khi có người đi vào hoặc ra, chuông đó sẽ kêu lên. Tôi thích nghe tiếng chuông vì ở làng tôi, nó thường được dùng để đánh thức chúng tôi sau giấc ngủ để bắt đầu một ngày mới.
Bước vào tiệm bánh, mùi thơm của bánh làm tôi phải ngất ngây! Ai có thể làm ra những chiếc bánh thơm ngon như vậy nhỉ?
Tôi: Chú ơi! Cho con cái bánh sừng bò này nhé. Bánh đó giá bao nhiêu vậy chú?
Người bạn: Em mua hết 10 pou. (Pou là đơn vị tiền của chúng tôi. Tiền này có màu sắc khác nhau tùy vào giá trị. Ở đây, chúng tôi dùng cả đồng xu, mỗi hai đồng xu tương đương một pou.)
Tôi: Dạ, đây ạ.
Tôi nhìn lên và thấy không phải người lạ mà là một gương mặt quen thuộc. Gương mặt ấy vẫn rạng rỡ như ngày nào khi anh ở bên tôi.
Tôi: Anh hai ơi!
Anh tôi: Hì! Giờ mới nhận ra hả nhỏ?
Tôi: Anh hai ở đây làm sao vậy? Anh không phải đang học ở trường Custa à?
Anh tôi: À! Anh làm thêm ở đây để kiếm thêm chút tiền. Anh cũng nghe nói em đã đỗ vào trường của anh rồi đó. Anh biết em sẽ làm được mà.
Tôi: Hì! Em đã phải cố gắng lắm mới vào được đó!
Anh tôi: Chúc mừng em đã đỗ vào trường đại học mà em mong muốn. Bánh này anh tặng em không cần phải trả tiền đâu.
Tôi: Dạ! Anh ơi, em có thể làm việc cùng anh không?
Anh tôi: Được chứ, nhưng trước hết em nên đến trường để đăng ký ở ký túc xá đã.
Tôi: Anh ơi, em có thể ở chung phòng với anh được không?
Anh tôi: Em chỉ cần nói tên anh và nói em là em của anh, nhà trường sẽ sắp xếp cho hai anh em mình ở chung đấy.
Tôi: Vâng, em hiểu rồi.
Trái tim em muốn bật tung lên ngay lúc này, người anh mình đã cách xa một năm trời giờ đây lại có thể ở chung và chia sẻ mọi điều như ngày xưa. Em rất muốn ôm anh nhưng không thể vì có quá nhiều người xung quanh.
Tôi: Em đi đây! Sắp gặp anh rồi nhé!
Anh tôi: Được rồi! Anh sẽ đợi em trước cổng ký túc xá! Sau đó, chúng ta sẽ đi chơi ở công viên mới khai trương nhé!
Trong lòng tôi đang hân hoan, mọi thứ với tôi trôi chảy như dòng nước. Thật là kỳ diệu khi gặp lại anh trai và có công việc kiếm tiền gửi về gia đình. Hạnh phúc biết bao!
Sau ba mươi phút, tôi đã đến trường. Cổng trường lộng lẫy như cánh cửa của lâu đài trong truyện cổ tích. Trắng tinh, cao vút, và đầy uy nghi.
Cuối cùng, tôi đến phòng làm việc để đăng ký kí túc xá. Họ không nghiêm túc như tôi tưởng mà rất thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ. Hôm nay thật sự là một ngày vui vẻ!