Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, cơ hội việc làm trong ngành công nghệ / IT ngày càng khan hiếm, vì vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình để giúp các bạn (dựa trên kinh nghiệm từ việc xin việc ở lĩnh vực khác và cả việc tuyển dụng). Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tăng cơ hội để đạt được công việc mơ ước.
Trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng không có một mẫu CV nào có thể gọi là hoàn hảo, mà chỉ có sự phù hợp hoặc không phù hợp. Mẫu CV cần được điều chỉnh tùy theo ngành nghề bạn muốn ứng tuyển, vị trí công việc và trình độ của bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi bạn là một người 'xin việc ở lĩnh vực khác' + 'chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành IT'.
Một hồ sơ ứng tuyển cần phải bao gồm 2 phần quan trọng:
- Thư xin việc: Đây là phần mở đầu, giúp bạn giới thiệu về bản thân và chia sẻ ý kiến của mình về công việc. Một bức thư ngắn gọn, truyền đạt suy nghĩ và ý kiến cá nhân của bạn (sẽ được thảo luận cụ thể trong phần 2).
- CV/Resume: Chứa thông tin về học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tựu khác của bạn.
Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ 'CV' thay vì 'Resume' theo mặc định. Mặc dù CV và Resume là hai thuật ngữ khác nhau, nhưng thực tế, trên thị trường việc làm, cả hai đều được gọi là 'CV'. Vì vậy, để thuận tiện và dễ hiểu hơn, trong bài viết này, từ 'CV' sẽ được hiểu là 'Resume'.
Tôi ưa dùng một loại CV theo phong cách Harvard, một mẫu được phát triển bởi trường Đại học Harvard và được khuyến khích sử dụng bởi sinh viên trong trường. Ưu điểm của nó là sự gọn gàng, đơn giản và tập trung vào điểm cốt lõi. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là nó có vẻ khá nhạt nhẽo. Do đó, loại CV này phù hợp với các ngành kỹ thuật hơn là các ngành kinh doanh/sáng tạo. Cấu trúc này được minh họa dưới đây (ví dụ được trích từ tài liệu của Harvard. Xem ở ĐÂY)
Đây là một mẫu CV theo phong cách của HarvardĐây là một số mẫu CV xin việc phổ biến mà tôi thường thấy. Chúng không có gì sai cả, chỉ đơn giản là không phù hợp khi sử dụng để xin việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.Một CV để xin việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cần có những phần cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân và thông tin liên hệ
- Học vấn
- Các chứng chỉ IT
- Kinh nghiệm làm việc
- Các kỹ năng/tech stack mà bạn sở hữu
- Các dự án mà bạn đã thực hiện hoặc tham gia
- Các mục khác
Các chỉnh sửa trong CV của tôi và lý do sau sự thay đổi
1/ Học vấn
- Vì chưa tích lũy được kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, nên tôi quyết định đặt phần này lên đầu
- Mặc dù kinh nghiệm làm việc trước đó không liên quan đến công việc mà tôi đang ứng tuyển, nhưng tôi đã sắp xếp phần này ưu tiên do có một số môn học liên quan trong quá trình học
- Trong phần này, tôi đã liệt kê chi tiết về những gì tôi học được tại trường đại học và những thành tích đạt được. Việc ghi chú rõ thành tích là cách để nhà tuyển dụng nhận biết được khả năng của tôi 😁
2/ Các chứng chỉ chuyên ngành/chuyên môn
- Đây là nơi tôi liệt kê các chứng chỉ IT mà tôi đã đạt được.
- Về chứng chỉ, có những loại có giá trị, có loại không nên đưa vào, nên chọn lọc. Nếu bạn chỉ có ít chứng chỉ thì ... cứ thêm hết vào cũng được.
- Tôi đang xin việc trong lĩnh vực Dữ liệu nên tôi chỉ liệt kê những chứng chỉ liên quan đến dữ liệu. Đặc biệt, tôi quyết định bao gồm cả chứng chỉ từ Harvard dù nó không liên quan, nhưng vẫn mang lại ấn tượng mạnh mẽ.
- Nhiều người nói rằng chứng chỉ không quan trọng ... Đó là một sự nhầm lẫn. Chứng chỉ IT rất quan trọng, đặc biệt là trong các công ty tư vấn, khi bạn đại diện cho công ty mà không có gì để làm cho khách hàng yên tâm, thì thực sự ... không tốt. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng cần, nhưng có cũng ... tốt!
3/ Kinh nghiệm làm việc
- Chỉ cần đưa vào những việc liên quan hoặc thể hiện kỹ năng quan trọng của bạn. Những thứ không liên quan thì bỏ đi. Ví dụ trong trường hợp của tôi: Kinh doanh => có phân tích tính toán = > giữ lại. Freelance photographer => không liên quan gì??? => loại bỏ
- Mô tả công việc theo cú pháp như sau: Động từ + thành tựu/mô tả chi tiết + số liệu (nếu có). Ví dụ:
- Thúc đẩy lợi nhuận công ty tăng 69%
- Đạt được thành tựu XXX, đem lại lợi ích YYY
- Build 6 cái dashboard, sửa 9 cái bug mỗi ngày
- Viết ra phần mềm XXX giúp công ty IPO được 1 tỷ đô,…
- Các cú pháp khác hoặc mô tả công việc chung chung vẫn được, nhưng tuỳ công ty. Tốt nhất là chi tiết và đi vào trong tâm thì vẫn ổn hơn.
- Phần này có thể nói thêm, nhưng không nên gian lận, vì sau này sẽ được kiểm chứng.
- Một mẹo nhỏ mà tôi thường sử dụng là mô tả công nghệ cũ dựa theo yêu cầu của công việc mới. Ví dụ công nghệ bạn đang ứng tuyển là phân tích dữ liệu thì nói về những công việc mà bạn thường làm liên quan tới phân tích dữ liệu thôi. Nếu bạn chỉ kể về kỹ năng bán hàng, marketing thì không liên quan => Nhà tuyển dụng đọc vào không thấy bạn phù hợp => Loại
4/ Dự án (Project Portfolio)
- Vì bạn đang ứng tuyển vào ngành IT mà không có kinh nghiệm làm việc trước đó nên cần có các DỰ ÁN CÁ NHÂN để chứng minh năng lực và thực tế bạn biết làm việc. Về lý thuyết, phần này nên xếp sau phần chứng chỉ và trước phần kinh nghiệm. Nhưng nghĩ từ góc độ của người đọc CV, họ muốn thấy kinh nghiệm trước tiên. Vì vậy, không nên giấu kín kinh nghiệm. Tôi quyết định đặt Dự án Cá nhân sau phần kinh nghiệm.
- Nên để link tới danh mục dự án của bạn, dùng tính năng hyperlink của word. Đặt tham chiếu đến danh mục dự án. Nếu bạn đã thực hiện 10 dự án, không thể đưa hết vào CV được. Vì vậy, để link để mọi người tự xem nếu họ quan tâm.
- Viết tiêu đề mô tả dự án, kèm theo mô tả chi tiết dự án. Đừng quên đính kèm link.
5/ Kỹ năng (Skill) + Công cụ 🛠️️️️
- Thêm những kỹ năng hoặc công cụ mà bạn biết, đặc biệt là những kỹ năng kỹ thuật. Còn kỹ năng mềm, làm việc nhóm thì không ai quan tâm vì chúng không thể đo lường được.
- Tùy theo vị trí ứng tuyển mà các kỹ năng này cần được sắp xếp theo mức độ liên quan từ cao xuống thấp, từ trái qua phải.
- Liệt kê những gì bạn biết, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra rằng bạn có kinh nghiệm với các công nghệ này và sẽ dễ dàng lựa chọn. Sự thành thạo thực sự phải được đánh giá thông qua bài kiểm tra/thử nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn. Bạn không cần tự đánh giá mình vì nó có thể mang tính chủ quan và không có giá trị với người xem.
- Việc đánh giá kỹ năng dựa trên 'SAO ★' như mấy mẫu CV trên mạng là sai lầm, bạn đấy. Kỹ năng lập trình JavaScript 5 sao: ★★★★★ ? Đó là bí kíp bằng trình độ với người tạo ra JS à :v
- Ví dụ nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Data Analyst mà ghi: Kỹ năng phân tích dữ liệu: 5 sao thì vô nghĩa và không đánh giá được :D
- Chỗ này có thể khắc phục bằng cách liệt kê chi tiết: Nếu bạn biết Python, chuyên cho data analyst thì ghi các thư viện bạn hay dùng ra (Pandas, Numpy, Scipy,..). PowerBI (dax function…), biết SQL Server (SSMS,).
- Ví dụ như bạn biết sử dụng Store procedure, trigger, biết triển khai SQL Server bằng docker, hay biết sử dụng k8s,… thì cứ ghi vào.
- Phần này khá quan trọng vì có nhiều công ty đang sử dụng các hệ thống scan CV tự động gọi là ATS Applicant Tracking System. Có từ khoá họ muốn thì sẽ pass, không có từ khoá thì họ loại luôn, hoàn toàn tự động. Việc liệt kê các từ khoá quan trọng vào đây sẽ giúp CV dễ vượt qua các hệ thống screening tự động hơn.
- Đợt rồi mình cũng trực tiếp xem xét CV và tuyển dụng cho team, mình sẽ ưu tiên các CV có các keyword mà chỉ những người thực sự biết họ đang làm gì biết. Ví dụ bạn học SQL, bạn ghi vào bạn biết SQL, nếu chỉ đơn giản vậy thì ai cũng ghi được. Nhưng nếu bạn ghi SQL (PostgreSQL: complex query, store procedure, trigger, indexing ,json,…) hay nếu biết data warehouse thì ghi rõ (Azure / AWS / Google BigQuery), thì nó sẽ ấn tượng hơn rất nhiều và mình sẽ muốn gặp các bạn này.
Những nguyên tắc viết CV của cá nhân mình:
- CV chỉ nên gói trong 1 trang là đẹp, 2 trang là được, 3 trang là quá dài và thường người tuyển dụng không có thời gian đọc.
- Với nguyên tắc này, phần giới thiệu bản thân cần phải được bỏ ra để tối ưu không gian => Cho vào Cover letter (sẽ giới thiệu ở phần 2)
- Tốt nhất là nên dùng cấu trúc 1 cột để các hệ thống ATS đọc nhanh hơn, tốt hơn. Hạn chế dùng bảng (table), hình ảnh, các ký tự lạ,… vì các hệ thống ATS sẽ không hiểu được
- CV gởi đi phải dùng format PDF. Gởi file Word => Cấu trúc không cố định => tỷ lệ bị lỗi khi đọc cao => Dễ bị loại
- Phải có thông tin cơ bản: Tên + email + phone
Lưu ý quan trọng:
- CV chỉ là bước đầu tiên, thành công tiếp theo phụ thuộc vào khả năng của bạn. Một CV xuất sắc có thể giúp bạn tiến xa hơn, nhưng một CV kém chất lượng có thể khiến bạn bị loại ngay từ đầu.
- Bạn chỉ có một hoặc hai trang để thể hiện bản thân, vì vậy mỗi từ trong CV đều quan trọng, không nên dùng phí phạm.
- Đây chỉ là phong cách cá nhân của tôi khi viết CV, tôi thấy nó hữu ích nên muốn chia sẻ. Tuy nhiên, đây không phải là quy chuẩn, không phải là sự thật tuyệt đối. Bạn không cần phải tuân theo nếu bạn cảm thấy không phù hợp hoặc bạn có ý kiến khác.
- Phần tiếp theo sẽ là cách viết thư xin việc và tự động hóa quá trình xin việc cùng quản lý quá trình.
Nếu bạn cần sự trợ giúp để sửa đổi CV, hãy để lại bình luận dưới đây. Tôi sẽ cố gắng giúp nếu có thời gian (vì công việc bận rộn lắm ).