Sau một thời gian dài khi hầu hết các hoạt động du lịch đều bị ngừng lại do lo ngại về dịch bệnh, các quốc gia châu Âu đã bắt đầu mở cửa biên giới, đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch tại khu vực này. Hành vi của du khách cũng đang có những thay đổi trong bối cảnh mới.
Hãng nghiên cứu và tư vấn McKinsey đã chọn Đức làm điểm nghiên cứu và khảo sát thị trường du lịch, và đã nhận thấy những xu hướng đang hình thành trong ngành du lịch toàn cầu sau giai đoạn khủng hoảng.
Nhu cầu du lịch của du khách ngày càng tăng lên.
Trong thời gian phong tỏa ở các quốc gia, lượng tìm kiếm địa điểm du lịch đã giảm đi đáng kể, nhưng hiện nay, nó đã tăng lên nhanh chóng và tỷ lệ chuyển đổi cũng đã phục hồi gần như hoàn toàn. Kết quả này cho thấy không chỉ nhu cầu du lịch của du khách mà còn sự tin tưởng của họ vào các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
Nhu cầu đi du lịch xa trở nên quan trọng hơn sau thời gian dài bị phong tỏa do dịch bệnh.Du lịch nội địa đang vượt trội so với du lịch quốc tế.
Vào tháng 6 năm 2020, khi thị trường du lịch nội địa được mở cửa, trong khi thị trường du lịch quốc tế chủ yếu đóng cửa, lần đầu tiên thống kê tìm kiếm cho thấy nhu cầu tìm hiểu các điểm đến trong nước tăng cao hơn tới 36% so với các điểm đến quốc tế.
Đặt phòng phút cuối.
Thay vì lên kế hoạch và đặt phòng thậm chí trước cả tháng cho chuyến du lịch của mình để nhận được mức giá chiết khấu tốt, hiện nay du khách chủ yếu đặt phòng vào gần ngày khởi hành do tình hình dịch bệnh không chắc chắn. Tỷ lệ đặt phòng du lịch trong tháng Sáu và đầu tháng Bảy năm nay đã vượt quá 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Kế hoạch du lịch không còn được chuẩn bị sớm như trước do lo ngại về tình hình dịch bệnh.Tập trung vào các điểm đến được ưa thích trước Covid-19.
Hai trong số các nước láng giềng quen thuộc nhất với du khách Đức là Áo và Hà Lan, là những nước láng giềng thuận tiện vị trí địa lý khiến du lịch giữa các quốc gia trở nên tương đối thuận tiện và an toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngay các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 như Ý, Tây Ban Nha và Pháp, vẫn tiếp tục là điểm đến ưa thích của du khách Đức.
Tập trung vào khu vực ven biển.
Sức hấp dẫn của các điểm đến ven biển như Mecklenburg-Western Pomerania, Schleswig Holstein đã tăng lên đáng kể từ tháng Sáu năm nay.
Bãi biển đang trở nên ngày càng được ưa thích.Các chuyến đi kéo dài.
Nhu cầu các chuyến đi dài ngày (hơn 7 ngày) không chỉ phục hồi mà còn vượt qua tình hình trước dịch bệnh, trong khi nhu cầu du lịch từ một đến hai ngày mới chỉ phục hồi khoảng 63%. Du khách đang ưu tiên những nơi nghỉ ngơi thuận tiện cho kỳ nghỉ hè dài hơi dành cho gia đình.
Nhu cầu thuê nhà nghỉ tăng mạnh trong giai đoạn khủng hoảng.
Nhu cầu thuê nhà nghỉ (vacation home – là những căn hộ chuyên cho thuê các kỳ nghỉ) tăng 78% trong giai đoạn từ tháng Ba đến tháng Năm. Mức tăng này có được một phần nhờ vào các khách sạn tạm dừng hoạt động do lệnh phong tỏa. Khi hệ thống các khách sạn bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng Sáu, tỷ lệ thuê nhà nghỉ bắt đầu giảm xuống, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với trước khủng hoảng, nghiên cứu của McKinsey cho biết.
Du khách sẵn sàng rút hầu bao cho các điểm du lịch hướng tới thiên nhiên.
Dịch bệnh khiến mức giá dịch vụ du lịch nhìn chung giảm sút trong nỗ lực lôi kéo du khách trở lại. Tuy nhiên, với các điểm du lịch hướng tới thiên nhiên như tham quan, tận hưởng các thắng cảnh miền núi, ven biển,… du khách vẫn sẵn sàng chi trả mức giá tương đương năm 2019. Ngược lại, với các điểm đến ở thành phố, du khách đã chi trả ít hơn so với cùng kỳ.
Mức giá các khu nghỉ mát hướng tới thiên nhiên vẫn duy trì ở mức tương đương năm 2019 trong khi các loại hình du lịch khác đều giảm giá.