Hấp thụ trong lĩnh vực hóa học là hiện tượng vật lý hoặc sinh học mà các phân tử, nguyên tử hoặc ion bị hút vào và đi qua mặt phân cách vào trong chất lỏng hoặc chất rắn. Khác với quá trình hấp phụ là quá trình mà các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách.
Trong hóa học vật lý đơn giản, quá trình hấp thụ thường tuân theo định luật phân bố Nernst.
Trong trường hợp hấp thụ khí, nồng độ khí thường được tính theo định luật khí lý tưởng c=p/RT hoặc có thể sử dụng áp suất riêng phần để thay thế nồng độ.
Trong các ứng dụng công nghệ quan trọng, quá trình hấp thụ hóa học thường được áp dụng thay vì hấp thụ vật lý. Ví dụ như hấp thụ CO2 bằng NaOH, quá trình này không tuân theo định luật Nernst. Hấp thụ cũng thường được dùng để tách hỗn hợp khí hoặc sản xuất các chất, ví dụ như nước (H2O) hấp thụ khí lưu huỳnh (SO2) để tạo ra acid sulfuous (H2SO3).
Ngoài ra khái niệm hấp thụ cũng áp dụng cho một số lĩnh vực khác như hấp thụ ánh sáng, hấp thụ âm thanh, hấp thụ sóng... là quá trình tiếp nhận năng lượng của ánh sáng, âm thanh, sóng... bởi toàn bộ vật chất trong môi trường.
Phương trình hóa học
Nếu hấp thụ là quá trình vật lý mà không đi kèm với các quá trình hóa học khác, thường tuân theo định luật phân bố Nernst.