Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Tối 3/2/2018, tại Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hát Xoan
Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để được công nhận là:
- Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác;
- Sức sống mạnh mẽ của hát xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.
- Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hội đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...
Hát xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rất lớn.
Đặc điểm
Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi 'phường' chọn một vị trí cửa đình. Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em.
- Hát xoan là một nghệ thuật truyền thống của người làng, thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa các thành viên trong cộng đồng. Đây là dịp để tôn vinh thần linh, cầu mong phúc lành cho làng quê...
- Trưởng nhóm hát xoan, người điều hành các hoạt động biểu diễn, đồng thời là người truyền dạy nghệ thuật này. Đồng hành cùng ông là các cô gái trẻ.
- Trong mỗi tiết mục hát xoan, hình ảnh vũ đạo luôn song hành, thể hiện một cách sinh động những câu chuyện qua lời ca
- Hát xoan gồm 3 thể loại chính: hát thờ cúng các vua Hùng và các thần linh bảo hộ làng, hát lễ cầu may mắn, sức khỏe và hát trong các lễ hội để nam nữ trao đổi tình cảm. Đặc biệt là hát đối giao duyên giữa đào xoan và trai làng, hát mời rượu, hát tiều ngư canh mục - một điệu múa hát biểu lộ ước mong sinh sôi.
Phong cách biểu diễn trong hát xoan
Hát xoan gồm 3 giai đoạn: hát lễ cúng, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội). Hát lễ cúng bao gồm các tiết mục như: hát chào vua, mời vua, giáo trống, giáo pháo, thơ nhang, đóng đám. Hát quả cách có 14 bài (quả là tên bài hát; cách là phương thức biểu diễn, lối hát): kiều giang cách, nhàn ngâm cách, tràng mai cách, ngư tiều canh mục cách, đối dẫy cách, hồi liên cách, xoan thời cách, hạ thời cách, thu thời cách, đông thời cách, tứ mùa cách, thuyền chèo cách, tứ dân cách, chơi dâu cách. Hát hội bao gồm nhiều bài hát tự do, nội dung sâu sắc mang tính chất trữ tình như: thết trầu (hay còn gọi là bợm gái), bỏ bộ, xin huê - đố huê, đố chữ, hát đúm, cài huê, mò cá...
Các làng xoan
Hát xoan xuất phát từ vùng đất Phú Thọ, lan rộng ra các làng quê ven sông Lô, sông Hồng và lan tỏa đến Vĩnh Phúc. Bốn làng xoan cổ gồm An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm tại hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) từng được mời biểu diễn tại 30 làng, 18 xã của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, là nơi mà nghệ thuật hát xoan được truyền bá rộng rãi.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện nay vẫn còn khoảng 150 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy. Trên toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các hoạt động hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 50 người thực sự biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các hoạt động hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn lại hơn 10 di tích.
Trong 2 năm qua, 2013 và 2014, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghệ nhân kế cận tại 2 xã Kim Đức và Phương Lâu với gần 100 học viên tham gia. Mục đích của việc tổ chức các lớp đào tạo nghệ nhân kế cận là tăng cường nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ, được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn hát Xoan Phú Thọ cho các học viên áp dụng vào hoạt động văn nghệ cơ sở và biểu diễn chuyên nghiệp để đạt kết quả tốt. Đồng thời, tôn vinh vai trò của các nghệ nhân cao tuổi, truyền dạy và huấn luyện thế hệ trẻ để hát Xoan ngày càng được lan tỏa trong cộng đồng. Tỉnh Phú Thọ còn đưa hát Xoan vào chương trình giáo dục để tăng cường hiểu biết về hát Xoan cho học sinh, sinh viên.