1. Xác định các lỗi vi phạm của học sinh trong các hình ảnh sau
- Đi thành hàng 4, hàng 5 và vừa đi vừa trò chuyện khi tham gia giao thông.
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám víu, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
Các quy định pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện để bảo đảm an toàn:
- Đi không đúng phần đường quy định hoặc không đi bên phải theo hướng di chuyển
- Dừng xe đột ngột hoặc chuyển hướng mà không báo hiệu trước
- Không tuân thủ hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn từ đèn tín hiệu, biển báo và vạch kẻ đường
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
- Dừng hoặc đỗ xe trên làn đường xe chạy ở các khu vực ngoài đô thị có lề đường
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc dấu hiệu chiếu sáng; dừng hoặc đỗ xe không đúng quy định trong hầm đường bộ; quay đầu xe trong hầm đường bộ
- Xe đạp hoặc xe đạp điện đi thành hàng ngang từ ba xe trở lên, các phương tiện thô sơ khác đi thành hàng ngang từ hai xe trở lên
- Người điều khiển xe đạp hoặc xe đạp điện sử dụng ô hoặc điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp hoặc xe đạp điện sử dụng ô
- Xe đạp, xe đạp điện, hoặc xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh cấp cứu
- Điều khiển xe đạp hoặc xe đạp điện bằng cách buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang di chuyển; dùng chân để điều khiển xe đạp hoặc xe đạp điện
- Không tuân thủ hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, mang vác vật cồng kềnh hoặc điều khiển xe kéo theo các phương tiện khác
- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp và xe đạp điện; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô
Việc sử dụng xe đạp điện để đặt chân lên xe đạp và đẩy xe là sai. Hành động kéo hoặc đẩy xe gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu gặp sự cố với xe hoặc hết nhiên liệu, người tham gia giao thông nên tìm phương án thay thế an toàn hơn để bảo đảm an toàn và duy trì văn hóa giao thông.
Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.” |
>> Xem bài viết tuyên truyền:
STT | BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN |
1 | An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và ‘hot’ hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày,từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người,gây ra bao thương tích,tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ-măng non của đất nước. |
2 | Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp,xe đạp điện là vô cùng thiết yếu .Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra.Đi về bên phải ,đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang,buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ ,quan sát an toàn mới được rẽ sang |
2. Các quy định pháp luật về việc sử dụng xe đạp và xe đạp điện một cách an toàn
Vào ngày 01/11/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT, quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xe đạp điện.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện, ký hiệu QCVN 68:2013/BGTVT, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT. Quy chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm cho xe đạp điện, áp dụng cho các tổ chức và cá nhân liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
Theo Quy chuẩn, xe đạp điện là loại xe hai bánh, sử dụng động cơ điện một chiều hoặc hỗ trợ từ động cơ điện một chiều với công suất tối đa không quá 250 W, tốc độ thiết kế không vượt quá 25 km/h và trọng lượng không quá 40 kg, bao gồm cả ắc quy.
Quy chuẩn đưa ra các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho xe, bao gồm yêu cầu chung, trọng lượng xe, động cơ điện, tốc độ tối đa, khả năng vận hành, quãng đường liên tục, tiêu hao năng lượng, ắc quy, hệ thống điện, bộ điều khiển, hệ thống phanh, khả năng vận hành trên đường và phương pháp thử nghiệm cho từng yêu cầu kỹ thuật.
Quy chuẩn cung cấp các quy định chi tiết như: phương pháp kiểm tra, mẫu thử và tài liệu kỹ thuật; báo cáo thử nghiệm và quy định áp dụng.
3. Các quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm
Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe đạp điện khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
STT | MỨC PHẠT | LỖI PHẠT |
1 | Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng: |
|
2 | Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây |
|
3 | Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây |
|
4 | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây |
|
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe đạp điện phải tuân thủ quy chuẩn và đội mũ bảo hiểm, nếu không sẽ bị xử phạt về an toàn giao thông.
4. Cách điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông
Người điều khiển xe đạp cần đi bên phải theo hướng di chuyển và đúng phần đường quy định. Phải tuân thủ các tín hiệu giao thông như đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn và hiệu lệnh từ người điều khiển giao thông. Chở đúng số người theo quy định, giảm tốc và chú ý đèn tín hiệu khi rẽ. Ở những nơi đông người, nên dắt xe qua phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông khi qua đường.