Tại sao câu này lại trở thành lời động viên tự nhiên mỗi khi thấy ai đó đang khóc?
Bạn đã để ý rằng, câu nói này thực ra là điều chúng ta tự động học từ bố mẹ và xã hội xung quanh. Từ khi còn bé, mỗi khi ngã đau, khóc; khi tức giận, khóc; khi con mèo đi lạc mấy ngày không về, khóc,... là bố mẹ lại an ủi bằng câu nói quen thuộc này. Bản thân bố mẹ của chúng ta khi còn nhỏ cũng được ông bà an ủi như thế.
Vì vậy, từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã vô tình liên kết việc khóc với một phản ứng không nên có, tiêu cực và cần tránh xa càng tốt.
🔅“Xã hội của chúng ta thường coi việc khóc - đặc biệt là ở nam giới - là dấu hiệu của sự yếu đuối và thiếu sức mạnh cảm xúc”.
(Tạm dịch: Xã hội của chúng ta thường coi việc khóc - đặc biệt là ở nam giới - là dấu hiệu của sự yếu đuối và thiếu khả năng chịu đựng về mặt cảm xúc)
Liệu việc khóc có đáng bị đánh dấu như thế không?
Trong một bài viết cùng chủ đề, Harvard Health Blog đã nhận xét:
🔅“Là một hiện tượng duy nhất của con người, khóc là một phản ứng tự nhiên đối với một loạt các cảm xúc, từ sự buồn bã và đau khổ sâu sắc đến hạnh phúc và niềm vui cực độ.”
(Khóc là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở con người và là một phản ứng tự nhiên đối với một loạt các cảm xúc, từ nỗi đau buồn sâu sắc đến niềm hạnh phúc và sự vui vẻ tột độ.)
Nhấn mạnh ở đây là việc khóc là MỘT PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN. Vì vậy, nếu chúng ta rơi nước mắt khi xem một bộ phim buồn hoặc cảm thấy sung sướng khi trúng số, thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường. Khóc cũng xứng đáng được chấp nhận như việc ăn khi đói, uống khi khát,