Giác quan con người | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Thị giác | Thính giác | Khứu giác | ||||
|
Hệ cảm giác, hệ thần kinh cảm giác và hệ thần kinh giác quan, là một phần của hệ thần kinh có nhiệm vụ thu nhận thông tin từ các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật (năm giác quan) đóng vai trò nhận biết các kích thích từ môi trường bên ngoài, bao gồm thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.
Tổng quan chung
Khi bị kích thích từ các giác quan này, các tín hiệu điện sẽ được tạo ra, đa phần tín hiệu này được truyền đến vỏ não, một phần nhỏ còn lại được truyền đến tiểu não. Mỗi giác quan bao gồm ba phần: 1/ bộ phận cảm biến chuyển đổi năng lượng kích thích thành tín hiệu thần kinh; 2/ bộ phận dẫn truyền thần kinh; và 3/ bộ phận phân tích ở vỏ não chuyển đổi tín hiệu thành cảm giác.
Thị giác
Thị giác là khả năng nhận diện và giải thích thông tin từ môi trường có ánh sáng đi vào mắt. Việc này còn được gọi là thị lực, tầm nhìn.
Hệ thị giác cho phép con người thu thập và xử lý thông tin từ môi trường. Quá trình nhìn bắt đầu từ khi thấu kính của mắt điều chỉnh để thu ảnh cảnh vật vào một lớp màng nhạy sáng ở sau mắt (võng mạc). Võng mạc hoạt động như một bộ biến đổi, chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh. Được hình thành từ các tế bào nhạy với ánh sáng, võng mạc phát hiện và đáp ứng các quang tử bằng cách tạo ra các xung/thần kinh, các tín hiệu này được xử lý qua các cấu trúc não bộ từ võng mạc đến các vỏ não.
Thính giác
Thính giác là một trong năm giác quan. Nó là khả năng thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan như tai.
Ở con người và các động vật có xương sống khác, thính giác là chức năng chủ yếu do hệ thính giác thực hiện: tai phát hiện và chuyển đổi các dao động thành xung thần kinh để bộ não nhận thức. Như xúc giác, thính giác yêu cầu sự nhạy cảm đối với chuyển động của các phân tử bên ngoài cơ thể. Cả thính giác và xúc giác đều thuộc loại cảm giác cơ học (mechanosensation).
Thính giác ngoại vi
Hệ thống thính giác ngoại vi chịu trách nhiệm về các quá trình sinh lý của thính giác. Đây là những quá trình cho phép thu nhận âm thanh và chuyển đổi thành các xung điện có thể truyền đến não qua các dây thần kinh thính giác.
Thính giác ngoại vi là tai. Tai của con người được chia thành ba phần:
- Tai ngoài, đó là các kênh năng lượng âm thanh.
- Tai giữa, nơi chuyển đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng cơ học, truyền và khuếch đại đến tai trong.
- Tai trong, thực hiện chuyển đổi cuối cùng của năng lượng cơ học thành các xung điện.
Thính giác trung tâm
Hệ thống trung tâm thính giác bao gồm khoảng 30.000 tế bào thần kinh hình thành mạng lưới dây thần kinh truyền tín hiệu đến não để xử lý, và vùng bộ não dành riêng cho việc này. Thông qua dây thần kinh thính giác, não nhận thông tin về mẫu âm thanh và so sánh với kinh nghiệm trước đó để nhận biết chúng. Nếu không tìm thấy mô hình phù hợp, bộ não sẽ lựa chọn lưu trữ hay từ chối thông tin mới.
Hệ thống thính giác trung tâm giúp cảm nhận, so sánh và phán đoán về âm thanh và cả những biến động nhỏ nhất, mặc dù cách đó xa. Đây là khả năng cảm nhận đặc biệt, yêu cầu sự kết nối chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương để đưa ra kết luận chính xác.
Vị giác
Vị giác là khả năng cảm nhận hóa học trực tiếp, là một trong năm giác quan cơ bản của con người. Nó liên quan đến khả năng nhận biết mùi vị của thực phẩm, khoáng chất và các chất độc. Tại phương Tây, người ta thường phân biệt bốn vị cơ bản là mặn, ngọt, chua và đắng, trong khi ở phương Đông, có thêm vị cay và umami. Vị giác là chức năng của hệ thần kinh trung ương, với các tế bào thụ cảm nằm trên lưỡi, trong miệng và các mô của họng và mũi.
Khứu giác
Khứu giác là một trong năm giác quan cơ bản của con người và động vật, chuyên trách cảm nhận mùi vị. Ở con người, cơ quan này nằm ở mũi.
Xúc giác
Xúc giác là cảm giác được trải nghiệm khi tiếp xúc với da (qua tay, chân...).
Xúc giác là khả năng nhận biết cấu trúc bề mặt, trọng lượng, kích thước và nhiệt độ của các vật thể thông qua tiếp xúc da, bao gồm các hành động như rờ, nắn, nâng, cọ xát, ôm... Những thông tin này được truyền đến não để đánh giá và phân tích, đồng thời nhận biết sự nguy hiểm (gây cảm giác đau đớn, nóng lạnh...) và phản ứng khi bị tổn thương.
- Giác quan
Chú thích
Các hệ cơ quan trong cơ thể người | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vận động |
| |||||||||||||||||||||||
Tuần hoàn |
| |||||||||||||||||||||||
Miễn dịch |
| |||||||||||||||||||||||
Bạch huyết |
| |||||||||||||||||||||||
Hô hấp |
| |||||||||||||||||||||||
Tiêu hóa |
| |||||||||||||||||||||||
Bài tiết |
| |||||||||||||||||||||||
Vỏ bọc |
| |||||||||||||||||||||||
Thần kinh |
| |||||||||||||||||||||||
Giác quan |
| |||||||||||||||||||||||
Nội tiết |
| |||||||||||||||||||||||
Sinh dục |
|