
Một ví dụ về giao diện dòng lệnh của MS-DOS, đang cho thấy thư mục hiện tại là thư mục gốc của ổ đĩa C | |
Nhà phát triển | Microsoft |
---|---|
Được viết bằng | Hợp ngữ 8086 |
Họ hệ điều hành | DOS |
Tình trạng hoạt động | Đã ngừng |
Kiểu mã nguồn | Mã nguồn đóng; mã nguồn có sẵn cho một số phiên bản từ 2014 |
Phát hành lần đầu | tháng 8 năm 1981; 43 năm trước |
Phiên bản cuối cùng | 8.0 / 16 tháng 9 năm 2000; 23 năm trước |
Phương thức cập nhật | Không |
Hệ thống quản lý gói | Không |
Nền tảng | x86 |
Loại nhân | Nguyên khối |
Giao diện mặc định | Dòng lệnh, văn bản |
Giấy phép | Độc quyền |
Sản phẩm sau | Microsoft Windows |
Website chính thức | MS-DOS overview |
Trạng thái hỗ trợ | |
Không còn được hỗ trợ từ 31 tháng 12 năm 2001 |
MS-DOS (/ˌɛmɛsˈdɒs/
Lịch sử
Phiên bản DOS đầu tiên ra đời vào tháng 8 năm 1981, với tên chính thức là PC DOS 1.0. Tên gọi MS-DOS chỉ được biết đến kể từ tháng 5 năm 1982 (MS-DOS 1.25). Sau đó, Microsoft lần lượt cho ra đời các phiên bản tiếp theo của MS-DOS song song cùng với PC-DOS.
MS-DOS 5.0 ra đời vào tháng 6 năm 1991. MS-DOS 6.22 ra đời tháng 6 năm 1994 là bản cuối cùng được chạy như một hệ điều hành độc lập (standalone version). Sau khi Windows 95 ra đời vào năm 1995, các phiên bản MS-DOS tiếp theo đều được phát hành đi kèm với Windows, chẳng hạn như MS-DOS 7.0 (8/1995) là nền để cho Windows 95 khởi động, và MS-DOS 8.0 đi kèm với Windows ME. Đây cũng là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành này.
Đặc tính nổi bật của MS-DOS
MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm, chỉ thực hiện một tác vụ duy nhất vào mỗi thời điểm. Khác với Windows, là hệ điều hành đa nhiệm cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Tuy nhiên, có thể sử dụng các ứng dụng TSR để chạy trên nền tảng của các ứng dụng khác, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ đồng thời.
Môi trường làm việc đa nhiệm như Deskmate hoặc Desqview có thể chạy trên DOS. Windows đầu tiên cũng phải khởi động từ dấu nhắc DOS. Tuy nhiên, ngày nay, MS-DOS ít phổ biến hơn và chỉ được sử dụng như một ứng dụng dòng lệnh trong các phiên bản Windows sau này như 2000, XP, để thực hiện các tác vụ hệ thống đặc biệt mà giao diện đồ họa của Windows không thực hiện được.
Quản lý ổ đĩa trong MS-DOS
Trong MS-DOS, quá trình định dạng đĩa sẽ chia không gian đĩa thành hai phần chính là Vùng Hệ thống và Vùng Dữ liệu. Hệ điều hành ghi lại các thông tin quan trọng vào Vùng Hệ thống để chuẩn bị cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu sau này.
- Vùng dữ liệu bao gồm các block (cluster) có kích thước như nhau và được đánh địa chỉ (12 hoặc 16 bit) để phân biệt. Đây là các cluster trên đĩa.
Hệ điều hành | |||||
---|---|---|---|---|---|
Chung |
| ||||
Hạt nhân |
| ||||
Quản lý tiến trình |
| ||||
Quản lý bộ nhớ và bảo vệ tài nguyên |
| ||||
Truy cập lưu trữ và hệ thống tập tin |
| ||||
Danh sách |
| ||||
Khái niệm khác |
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|