- Hệ phương trình tuyến tính là tập hợp các mặt phẳng giao nhau, nghiệm là giao điểm của chúng.
- Hệ phương trình đại số tuyến tính là tập hợp các phương trình tuyến tính có cùng các biến số.
- Một nghiệm của hệ là giải pháp tuyến tính thỏa mãn các phương trình.
- Hệ có thể được biểu diễn dưới dạng ma trận Ax=b, với điều kiện hạng của hai ma trận bằng nhau.
- Các trường hợp có thể xảy ra: vô nghiệm, nghiệm duy nhất, hoặc vô số nghiệm phụ thuộc vào số ẩn tự do.
- Các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính bao gồm phép khử Gauss, phân rã Cholesky, đệ quy Levinson, đệ quy Schur, và phân rã giá trị dị thường.
Một hệ phương trình tuyến tính ba ẩn có thể được coi như là một tập hợp các mặt phẳng giao nhau. Giao điểm của chúng là nghiệm của hệ.
Trong toán học (đặc biệt là trong đại số tuyến tính), một hệ phương trình đại số tuyến tính hay đơn giản là hệ phương trình tuyến tính là một tập hợp các phương trình tuyến tính có cùng các biến số. Ví dụ:
là hệ bao gồm ba phương trình với ba biến số , , . Một nghiệm của hệ là một giải pháp tuyến tính thỏa mãn các phương trình đã cho. Một nghiệm của hệ này là
Điều này làm cho ba phương trình ban đầu thỏa mãn.
Ví dụ cơ bản
Một dạng phương trình tuyến tính đơn giản nhất là hệ gồm hai phương trình với hai ẩn:
Một phương pháp giải cho hệ trên là phương pháp thế. Đầu tiên, biến đổi phương trình đầu tiên để tính ẩn theo :
Sau đó, thế hệ thức này vào phương trình dưới:
Ta được một phương trình bật nhất theo . Giải ra, ta được , và tính lại được .
Phương trình dạng tổng quát
Hệ phương trình này có thể được biểu diễn dưới dạng ma trận:
Ax=b
Với A là ma trận chứa các hệ số ai, j (ai, j là phần tử ở hàng thứ i, cột thứ j của A); x là vector chứa các biến xj; b là vector chứa các hằng số bi. Được biểu diễn như sau:
Nếu các biến của hệ phương trình tuyến tính thuộc trường số học vô hạn (ví dụ như số thực hoặc số phức), chỉ có ba trường hợp có thể xảy ra:
Hệ phương trình không có nghiệm (vô nghiệm)
Hệ phương trình có duy nhất một nghiệm
Hệ phương trình có vô số nghiệm
Hệ phương trình tuyến tính xuất hiện trong nhiều ứng dụng khoa học.
Điều kiện tồn tại nghiệm trong trường hợp chung
Trường hợp chung, chúng ta xem xét ma trận hệ số A và ma trận bổ sung cột các số hạng bên phải A' .
;
Do đó, hệ phương trình có nghiệm khi và chỉ khi hạng của hai ma trận này bằng nhau.
.
Chi tiết hơn, chúng ta có:
Nếu thì hệ vô nghiệm
Nếu thì hệ có nghiệm và
Nếu hệ có nghiệm duy nhất
Nếu hệ có vô số nghiệm phụ thuộc vào k-r ẩn tự do.
(Không có trường hợp hoặc )
Ví dụ:
Hệ
có nghiệm duy nhất ;
Hệ
có vô số nghiệm phụ thuộc một ẩn tự do z:
Hệ
vô nghiệm.
Các trường hợp đặc biệt
Nếu k bằng n, và ma trận A là khả nghịch (hay định thức của ma trận A khác không) thì hệ có nghiệm duy nhất:
x = Ab
với A là ma trận nghịch đảo của A.
Nếu b=0 (mọi bi bằng 0), hệ được gọi là hệ thuần nhất. Tập tất cả các nghiệm của một hệ phương trình thuần nhất lập thành một không gian vecter con của , nó được gọi là hạt nhân của ma trận A, viết là Ker(A).(Cũng là hạt nhân của phép biến đổi tuyến tính xác định bởi ma trận A). Nếu hệ phương trình tuyến tính thuần nhất có k=n và ma trận A khả nghịch thì nó có nghiệm duy nhất là nghiệm không.
Các phương pháp giải
Dưới đây liệt kê vài phương pháp tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính:
Phép khử Gauss
Phép phân rã Cholesky
Phép đệ quy Levinson
Phép đệ quy Schur
Phép phân rã giá trị dị thường
Theovi.wikipedia.org
Copy link
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]
1
Trang thông tin điện tử nội bộ
Công ty cổ phần du lịch Việt Nam VNTravelĐịa chỉ: Tầng 20, Tòa A, HUD Tower, 37 Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà NộiChịu trách nhiệm quản lý nội dung: 0965271393 - Email: [email protected]