Helicobacter pylori | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Bacteria |
Ngành (phylum) | Proteobacteria |
Lớp (class) | Epsilon Proteobacteria |
Bộ (ordo) | Campylobacterales |
Họ (familia) | Helicobacteraceae |
Chi (genus)
| Helicobacter |
Loài (species) | H. pylori |
Danh pháp hai phần | |
Helicobacter pylori ICD-9 code: 041.86 |
Helicobacter pylori (/ˌhɛlɪk[không hợp lệ: 'ɵ']ˈbæktər
Hơn một nửa dân số thế giới mang vi khuẩn H. pylori trong hệ tiêu hóa trên của mình. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người trưởng thành vào khoảng trên 70%. Nhiễm trùng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, và tỷ lệ này đang giảm ở các nước phát triển. Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn được cho là đã tiến hóa để thích nghi với việc thâm nhập vào lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.
H. pylori có thể lây truyền qua nhiều con đường như miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng và dạ dày-dạ dày. Tại các khu vực có điều kiện vệ sinh kém, nước và thực phẩm bị nhiễm thường là nguồn lây lan chính.
Hình thái học của H. pylori
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn hình que cong Gram âm, có kích thước từ 0,3-1µm chiều rộng và 1,5-5µm chiều dài. Vi khuẩn này có thể được phát hiện trong mô qua nhiều phương pháp nhuộm khác nhau như nhuộm Gram, nhuộm Giemsa, nhuộm haematoxylin-eosin, nhuộm bạc Warthin-Starry, nhuộm màu da cam acridine và qua kính hiển vi tương phản pha. H. pylori có khả năng hình thành màng sinh học và có thể chuyển từ hình xoắn ốc sang dạng cầu khuẩn có thể sống nhưng không thể nuôi cấy.
Helicobacter pylori có từ 4-6 lông mảnh ở mỗi đầu, điều này cùng với hình dáng đặc trưng của nó giúp vi khuẩn di chuyển dễ dàng trong môi trường nhớt.
Cơ chế gây bệnh của H.pylori
H.pylori gây bệnh qua ba cơ chế chính:
- Thay đổi sinh lý dạ dày: Nhờ vào các tiêm mao và cấu trúc hình xoắn, H.pylori dễ dàng di chuyển qua lớp niêm dịch để xâm nhập vào lớp dưới niêm mạc dạ dày, nơi nó tồn tại trong môi trường acid của dịch vị. Sau khi vào lớp nhầy dạ dày, H.pylori bám dính vào biểu mô và tiết ra men urease để phân hủy urea thành ammoniac, làm kiềm hóa môi trường xung quanh, giúp vi khuẩn tránh được sự tấn công của acid-pesin trong dịch vị. Amoniac và các độc tố tế bào phân hủy chất nhầy dạ dày. Đồng thời, H.pylori tiết ra nội độc tố (endocytotoxin), gây tổn thương trực tiếp các tế bào biểu mô dạ dày, gây thoái hóa, hoại tử, long tróc tế bào, tạo điều kiện cho acid-pepsin thấm vào và gây loét.
- Nhiễm độc trực tiếp từ sản phẩm của vi khuẩn: H.pylori gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm giảm tiết somatostatin từ tế bào D. Sự giảm này làm tăng gastrin máu từ tế bào G, chủ yếu là gastrin-17 (từ hang vị), trong khi gastrin-34 (từ tá tràng) tăng không đáng kể. Kết quả là tăng tế bào thành ở thân vị, tăng tiết acid HCL và kích hoạt pepsinogen thành pepsin.
- Phản ứng viêm với sự giải phóng nhiều độc tố: H.pylori sản xuất các yếu tố kích hoạt bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, và giải phóng các yếu tố trung gian hóa học trong viêm (như Interleukin và gốc oxy tự do), cùng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Những yếu tố này gây phù nề hoại tử biểu mô, long tróc và bị acid-pepsin ăn mòn, dẫn đến trợt rồi loét. Cơ thể phản ứng với H.pylori bằng cách sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn, và các kháng thể này gây phản ứng chéo với các thành phần tương tự trên các tế bào biểu mô dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Các phương pháp phát hiện H.pylori
Phát hiện H.pylori có thể được chia thành hai nhóm chính: phương pháp xâm lấn và phương pháp không xâm lấn.
Các phương pháp xâm lấn
- Xét nghiệm urease: Xét nghiệm này phát hiện sự hiện diện của men urease, tạo ra NH3, làm tăng pH và chuyển màu chỉ thị từ vàng sang đỏ tía. Đây là một phương pháp nhanh, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả để chẩn đoán H. pylori, với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 95%.
- Nuôi cấy: Là phương pháp chính xác nhất và tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm H. pylori. Trong trường hợp điều trị không thành công, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ giúp đánh giá tình trạng kháng thuốc của H. pylori. Dù có độ đặc hiệu gần như 100%, độ nhạy có thể thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mật độ vi khuẩn và điều kiện nuôi cấy.
- Chẩn đoán mô bệnh học: Xét nghiệm này sử dụng các phương pháp nhuộm như HE, Giemsa, Warthin-Starry để phát hiện H. pylori. Để tăng độ nhạy, có thể dùng nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng H. pylori. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này đều trên 95%, và còn cho phép đánh giá tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction): Là phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhưng chưa phổ biến trong chẩn đoán H. pylori. Độ nhạy của PCR trên 90%.
Các phương pháp không xâm lấn
- Xét nghiệm hơi thở C13 hoặc C14: Phương pháp này không chỉ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (> 90%) mà còn đơn giản và dễ chấp nhận hơn so với các thử nghiệm phụ thuộc vào nội soi. Đây là lựa chọn phổ biến để đánh giá sau điều trị và cho trẻ em, mặc dù giá của nó còn khá cao và ít được sử dụng ở Việt Nam.
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng H. pylori trong huyết thanh: Sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện kháng thể IgG kháng H. pylori với độ nhạy trên 90%. Tuy nhiên, do kháng thể có thể tồn tại từ 6 tháng đến 1 năm sau khi nhiễm, xét nghiệm này ít được dùng để chẩn đoán và theo dõi sau điều trị tiệt trừ H. pylori.
- Xét nghiệm tìm kháng thể H. pylori trong nước tiểu: Phương pháp không xâm lấn này giúp phát hiện kháng thể kháng H. pylori trong nước tiểu chỉ trong 10-20 phút. Độ nhạy đạt 80% và độ đặc hiệu 90%, nhưng không hữu ích cho chẩn đoán hoặc theo dõi sau điều trị tiệt trừ H. pylori.
- Xét nghiệm kháng nguyên trong phân: Thử nghiệm ELISA này phát hiện kháng nguyên của H. pylori trong phân với độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 94%, bao gồm cả sau khi đã tiệt trừ H. pylori.
Liên kết ngoài
- Thông tin về thí nghiệm trên H. pylori từ National Institutes of Health