
Rắn có tận hai công cụ ở hai bên (Chúng nằm sau lỗ huyệt của con đực)

Mỗi bên của rắn có thể có 2 công cụ phụ
Rắn phát triển 2 cái ở mỗi bên, tổng cộng là 4 cái“CẠNH” và “TRÒN”
Trong một số loài rắn, công cụ của chúng có nhiều cạnh sắc mọc ngược lại, có thể mọc ở toàn bộ hoặc chỉ ở một phần, thường là ở gốc. Nhưng ở những loài khác, chúng đơn giản chỉ trơn tru. Qua quan sát của nhiều loài rắn, thường những loài có công cụ ngắn sẽ có xu hướng phát triển cạnh sắc, trong khi những loài có cơ thể dài thường không cần. Điều này có lẽ dễ hiểu vì những loài có cơ thể ngắn cần sự hỗ trợ từ các cạnh sắc để giữ chặt hơn trong quá trình giao phối.

Tại sao công cụ của rắn có sự đa dạng về kích thước, loại hình, và cấu tạo?
Giải thích một cách đơn giản là do mỗi loài rắn có môi trường sống, kích thước cơ thể, và tính cách khác nhau nên cần phải thích nghi. Đồng thời, để tránh sự nhầm lẫn giữa các loài khi sinh sống cùng một nơi, mỗi loài cũng cần có những đặc điểm riêng biệt.
Thêm một ít kiến thức về rắn cái

Rắn cái của nhiều loài có khả năng lưu trữ tinh binh sau khi giao phối đến 5 năm. Chúng cũng có thể tham gia giao phối với nhiều rắn đực và có khả năng chọn lựa ông bố cho trứng của mình ở mỗi mùa sinh sản. Hiện tại, lý do cho hành vi này của rắn cái vẫn còn mơ hồ đối với các nhà nghiên cứu.
Vui vẻ xíu anh em hihi
Thông tin trên là chính xác, tuy nhiên có thể chưa đầy đủ vì sự đa dạng của loài rắn là vô hạn và không thể tóm tắt hết trong bài viết này. Trong hình ảnh, chỉ có hai 'cái' trên là đầy đủ cả hai bên. Phần dưới đại diện cho một bên trong hai nhóm. Đây là sản phẩm của Việt Nam. Hình ảnh đã được chuyển thành đen trắng để giúp người xem dễ tưởng tượng. Chúc mọi người có thêm kiến thức sinh học hữu ích, và liệu con người đã ứng dụng những kiến thức này vào cuộc sống hay chưa?
Theo Page Lưỡng cư và Bò sát Việt Nam
Hình tham khảo GG, Snakesarelong