Lợn biển | |
---|---|
Khoảng thời gian tồn tại: Đầu thế Pleistocen – Gần đây 2.5–0 triệu năm trước đây TiềnЄ
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
↓ | |
Chiều kim đồng hồ từ góc trái trên: Lợn biển Tây Ấn Độ, Lợn biển Amazon, Lợn biển Tây Phi | |
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
nhánh: | Mammaliaformes |
Lớp: | Mammalia |
Bộ: | Sirenia |
Họ: | Trichechidae Gill 1872 |
Chi: | Trichechus Linnaeus 1758 |
Loài | |
| |
Các đồng nghĩa | |
|
Heo biển (họ Trichechidae, chi Trichechus; tiếng Anh: manatee hay sea cow) là những loài thú biển lớn, sống hoàn toàn dưới nước, chủ yếu ăn thực vật. Có ba loài được công nhận còn tồn tại của họ Trichechidae, trong số bốn loài của bộ Sirenia: heo biển Amazon (Trichechus inunguis), heo biển Tây Ấn (Trichechus manatus), và heo biển Tây Phi (Trichechus senegalensis). Chúng dài đến 4,0 mét, nặng đến 590 kilogram, và có chân hình mái chèo. Nguồn gốc của cái tên manatee không rõ ràng, với khả năng nó xuất phát từ Latin manus (‘bàn tay’), và với một từ – đôi khi gọi là manati – dùng bởi Taíno, một tộc người ở Caribbean tiền Colombo, nghĩa là 'ngực'. Cái tên heo biển xuất phát từ việc chúng là loài ăn cỏ chậm chạp, ôn hòa, giống như heo hay bò trên cạn. Chúng thường ăn cỏ biển ở những vùng biển nhiệt đới.
Phân loại
Các loài heo biển là ba trong số bốn loài còn sinh tồn trong Bộ Sirenia. Loài thứ tư là cá cúi của bán cầu đông. Bộ Sirenia được cho là đã tiến hóa từ động vật có vú bốn chân trên đất liền hơn 60 triệu năm trước, với họ hàng gần nhất là các loài trong bộ Proboscidea (voi) và bộ Hyracoidea (đa man).
Heo biển Amazon có lông màu nâu xám và làn da dày, nhăn nheo, thường với lông thô hoặc 'râu ria'. Hình ảnh về chúng rất hiếm; mặc dù có rất ít thông tin về loài này, các nhà khoa học nghĩ rằng chúng tương tự như heo biển Tây Ấn Độ.
Miêu tả
Heo biển nặng từ 400 đến 550 kilogram, và dài trung bình 2,8 đến 3,0 mét, đôi khi lớn đến 4,6 mét và 1775 kilôgram (con cái thường lớn hơn và nặng hơn). Khi mới sinh, heo biển con nặng khoảng 30 kilôgram. Heo biển có môi trên lớn, linh hoạt, cầm nắm được, dùng để lấy thức ăn và giao tiếp và tương tác xã hội. Heo biển có mõm ngắn hơn loài cá cúi thân cận. Mắt của heo biển nhỏ, cách xa nhau, với mí đóng lại theo đường tròn. Cá thể trưởng thành không có răng cửa hay răng nanh, chỉ có một bộ răng má, không phân biệt rõ ràng giữa răng hàm và răng tiền hàm. Những răng này thay liên tục trong cuộc đời heo biển, với răng mới mọc ở rìa còn răng cũ rụng từ trong miệng, có nét tương tự với cách răng voi rụng. Ở một thời điểm bất kỳ, một con heo biển thường có không quá sáu cái răng trong mỗi hàm. Đuôi của nó có hình mái chèo, và là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa heo biển và cá cúi: đuôi cá cúi hình mỏ neo, giống với cá voi. Heo biển cái có hai đầu vú, mỗi cái nằm dưới một chân chèo, một đặc trưng được dùng để liên hệ heo biển với voi.
Heo biển có điểm đặc biệt trong số các loài động vật có vú là chỉ có sáu đốt sống cổ, trong khi tất cả loài thú khác có bảy, ngoại trừ lười hai ngón và ba ngón. Con số này có thể là do biến dị trong gen đồng dạng chuyển vị.
Tương tự như ngựa, heo biển có dạ dày đơn giản, nhưng có manh tràng lớn, dùng để tiêu hóa các loại thực vật cứng. Thông thường, ruột của chúng dài khoảng 45 mét, lớn hơn nhiều so với một loài động vật ở kích cỡ của heo biển.
Hành vi
Ngoài những con mẹ cùng con non, hoặc những con đực theo đuổi con cái, heo biển nhìn chung là động vật đơn lẻ. Heo biển dành khoảng 50% thời gian ban ngày ngủ dưới nước, và cứ 20 phút lại trồi lên để hít thở ít nhất một lần. Khoảng thời gian còn lại chủ yếu dành cho việc gặm cỏ ở những vùng nước nông khoảng 1–2 mét. Phân loài heo biển Florida (T. m. latirostris) có tuổi thọ lên đến 60 năm.
Di chuyển
Nhìn chung, heo biển bơi với vận tốc khoảng 5 đến 8 kilômét trên giờ (1,4 đến 2,2 m/s). Tuy nhiên, chúng cũng được biết là có thể bơi với tốc độ lên đến 30 kilômét trên giờ (8,3 m/s) trong khoảng ngắn.
Trí thông minh và học hỏi
Heo biển cho thấy dấu hiệu của học tập liên kết phức tạp. Chúng cũng có trí nhớ dài hạn tốt. Chúng thể hiện khả năng thực hiện những tác vụ phân biệt và có thể học hỏi tương tự như cá heo và hải cẩu trong những thí nghiệm âm thanh và thị giác.
Sinh sản
Lợn biển thường sinh sản một con non mỗi năm, với thời gian thai kỳ khoảng 12 tháng và con non ăn dặm từ 12 đến 18 tháng tuổi, mặc dù con cái có thể có nhiều chu kỳ động dục trong một năm.
Giao tiếp
Lợn biển phát ra nhiều âm thanh khác nhau trong giao tiếp, đặc biệt giữa cá thể trưởng thành và con non. Tai của chúng lớn bên trong nhưng lỗ ngoài nhỏ, đặt sau mỗi mắt khoảng 10 cm. Các con trưởng thành dùng giao tiếp để liên lạc, cả trong hành vi sinh sản và khi chơi đùa. Các hình thức giao tiếp khác bao gồm khứu giác và vị giác.
Chế độ ăn
Lợn biển là động vật ăn thực vật và có thể tiêu thụ hơn 60 loài cây nước ngọt (như bèo tây, mao lương, cỏ cá sấu, bèo cái, xạ hương nước, cần nước, lá cây ngập mặn) và nước mặn (như cỏ biển, cỏ nông, cỏ lợn biển, ruppia, và tảo biển). Một lợn biển trưởng thành, với môi trên linh hoạt, có thể ăn lượng thực phẩm tương đương khoảng 10%–15% khối lượng cơ thể (khoảng 50 kg) mỗi ngày. Vì tiêu thụ thực phẩm lớn như vậy, lợn biển cần khoảng bảy giờ mỗi ngày để nhai thức ăn. Để xử lý lượng cellulose cao trong thực đơn, lợn biển lợi dụng sự lên men ở đoạn cuối ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Có bằng chứng cho thấy lợn biển từng ăn một số loài cá nhỏ bắt được trong lưới.